Thứ Sáu, 4 tháng 2, 2011
Nghệ Thuật Với Cuộc Đời
Trong một giây phút bất chợt đôi mắt của tôi được đưa vào tác phẩm nghệ thuật hội họa, mà ba tôi đã có trên tường từ lâu, cảm tưởng như sa vào một giấc mộng mị, tôi chợt thấy giòng suối đang róc rách bên sườn đồi gập ghềnh dốùc đá cheo leo, những rặng cây đang bám chặt vào những gò đất đầy dẫy đá, dường như bị xô đẩy bởi dòng nước, nhưng không, đó là cảnh thiên nhiên thật hửu tình, có suối reo, thác đổ, gió đưa cây là đà trên mặt nước.
Bên kia bờ suối có những vòm cây lờ mờ ẩn hiện những đền chùa không rõ ràng, cũng như thiền sư đang tĩnh lặng, thản nhiên theo nhịp gió du dương trầm bỗng của dòng suối, phải chăng vũ trụ luân chuyển xoay vần, giả, thật, đều qui tụ về nguồn cội, cái đến không tìm , cái đi không đến, vì lẽ mà tác giả đã ghi lại những gì mình cảm nhận trong giây phút nào đó, bằng không sẽ biến chuyển theo thời gian.
Có nhiều tác phẩm mới nhìn không hiểu hết được, mà cần phải có thời gian mới hiểu được những gì mà tác giả muốn diển tả, thoạt đầu chỉ là mờ mờ ảo ảo không rõ ràng của những màu sắc, hầu lôi cuốn sự suy tư của khán giả thưởng ngoạn trong một vài giây phút. Như tác phẩm “Hướng Về Quê Ngoại”, tác giả ngụ ý, từ Việt Nam đến Mỹ Quốc nửa vòng trái đất, sau bao năm xa cách nỗi nhớ niềm thương cứ lẽo đẽo theo nhau như hình với bóng, để biểu lộ về nét bút và màu sắc, tác giả mượn giàn hoa và hình bóng làm khởi điểm bằng những màu sắc đầy sự luyến tiếc nhớ thương, qua màu tím nhạt được hòa lẫn với những màu xanh lơ đủ dạng, với bóng dáng tác giả đang hướng đến giàn hoa, vọng về quê ngoại xa ngút ngàn, và cũng nói lên được sự tình tự quê hương dù ở phương trời nào, cũng chỉ xa mặt, chứ không cách lòng, ở điểm, cùng chung một nét và màu sắc, nhưng có hai hình, xuôi và ngược, biểu hiệu nửa vòng trái đất, khán giả có đủ thời gian hầu mới thấy được hai hình ảnh mơ màng đang hướng về giàn hoa, mà trong lòng cảm thấy nao nao, hình như lưu luyến những gì đã mất, đã qua theo thời gian. Ngoài những ý nghĩ trên còn có rất nhiều điểm tương đồng khác mà chúng ta có thể khám phá trong thời gian thưởng ngoạn qua tác phẩm nghệ thuật của Hoàng Vinh.
Qua nhiều lần triển lãm trong các phòng tranh đều có rất nhiều khán giả, chăm chú một cách thích thú trước những tác phẩm nghệ thuật, hầu như muốn tìm hiểu những gì mà tác giả gởi gắm tư tưởng của mình qua những đường nét và màu sắc, và sau những lần triển lãm, lại có nhiều khán giả về tận nhà, ngồi miệt mài ngắm tranh một cách thích thú rồi lại mua những tác phẩm đó. Một hôm nọ đi làm việc ở hãng về, quay quần vào buổi cơm tối xong, liền bảo chúng con đi với ba đến phòng triển lãm có rất nhiều họa sĩ, đến nơi, rất ư là đông khán giả cũng như họa sĩ trong phòng triển lãm, trong đó có tranh Hoàng Vinh, và cũng là một tác phẩm được tuyên bố đoạt giải thưởng, bởi lẽ trên mà khán giả thưởng ngoạn đứng trước tác phẩm khá đông, để chiêm ngưỡng những đường nét đặc biệt cũng như những màu sắc hòa dịu trong tác phẩm nghệ thuật của Hoàng Vinh, đó cũng là niềm vui chung cho phòng triển lãm.
Hoàng Vinh không nghĩ Hội Hoạ như là một nghề nghiệp, mà đó là một thú vui, và được say đắm trong lúc sáng tác quên hẳn cả thời gian, cha tôi cũng thường hay đề cập nghệ thuật là nguồn vui vô giá, không gì thay đổi được, nó sẽ đem lại niềm vui thoải mái cho cuộc đời, cũng như trong nền văn học nghệ thuật.
Bản chính Anh Ngữ của Hoàng thị xuân Thảo Ph.D
Hoàng Vinh chuyển Việt Ngữ
http://www.art2all.net/tranh/hoangvinh/hv_nghethuatcuocdoi.html
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét