Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2012
Quảng Ngãi: Thương về Xứ Nẫu!
Chiều nhạt nắng trên đồi. Tôi đứng lặng trong một không gian tĩnh mịch đầy nỗi u hoài trên đồi Thanh Lâm giữa ngàn thông reo, nơi các bậc tiền nhân họ tộc Nguyễn yên nghỉ… Hương nhang phảng phất tỏa lan trong gió chiều. Lòng bâng khuâng hoài niệm... Thương về xứ Nẫu!
Thương về xứ Nẫu - Miền Trung! Trong sự tiếp biến và giao thoa văn hóa, phương ngữ xứ Nẫu đi vào ca dao, thơ, dân ca, văn học dân gian mở rộng ra bao trùm cả miền trung khu V bao gồm các tỉnh: Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Phú Yên. Tuy âm sắc phát âm mỗi vùng mỗi khác do vị trí địa lý nhưng đều chân quê, mộc mạc và có nhiều điểm tương đồng. Nếu một lần về đây để cảm nhận, người xứ Nẫu mến khách, thân thiện và hài hước, hồn nhiên
"... Bạn về xứ Nẫu ngẩn ngơ Nẫu cười."
Nẫu cười thì kệ Nẫu cười, Nẫu cười lạnh bụng, hở mười cái răng"
Cái khí chất ăn sóng, nói gió của cư dân miền duyên hải miền Trung cũng góp phần vào cái sắc thái ngôn ngữ xứ Nẫu, phương ngữ xứ Nẫu như cái độ nồng mặn chát mang theo cả gió biển và cát nóng khắc nghiệt, hình thành nên khí chất người dân xứ Nẫu: Cần mẫm, hiền lành nhưng cộc cằn, phóng khoáng nhưng ngang ngạch, tình cảm nhưng vụng về, trào lộng và dí dỏm... Dân xứ Nẫu không khôn ngoan, ngọt ngào và khéo léo như người xứ Bắc , không lịch lãm và rộng rãi, vô tư như người xứ Nam Bộ cho nên đi xa mưu sinh thường ít thành đạt, ít bạn nhưng nếu có bạn tri kỷ sẽ sống chết vì bạn. Dân Nẫu sống trực tính và khí khái, trực tính quá hóa cực đoan, đôi khi Nẫu không quan tâm người khác nghĩ về mình như thế nào nên hay đề cao cái Tôi cá nhân. Quan trọng là cái Tâm của Nẫu nên " Mược kệ Nẫu" như Nẫu dzậy ( Nẫu vậy) Đặc điểm chung của dân xứ Nẫu miền Trung là vậy.
Về Đức Phổ (Quảng Ngãi), bạn sẽ nghe câu ca dao rất đỗi thân thương về tình yêu thủy chung:
" Thuốc ngon chợ Huyện
Giấy quyến Sa Huỳnh
Ai xa thì mược nẫu
Chớ hai đứa mình đừng xa!"
Người quê tôi được gọi là "Dân Xứ Nẫu", đây là từ phương ngữ chỉ đại từ nhân xưng "Nẫu" đã trở nên phổ biến với chất giọng nằng nặng, thô ráp nhưng chân chất không lẫn vào đâu được của người dân vùng quê nghèo. Xứ Nẫu là huyện đồng bằng ven biển nằm ở phía Nam tỉnh Quảng Ngãi tiếp giáp với tỉnh Bình Định, là mảnh đất kiên trung trong chiến tranh nơi bác sĩ, liệt sĩ Đặng Thùy Trâm đã hy sinh.
Xứ Nẫu là quê hương của nền văn hóa Sa Huỳnh nổi tiếng, là nền Văn hóa Champa cũng được phát hiện ở Đức Phổ với các bia ký khắc trên đá bằng chữ Sanskrit ( Chữ Chăm cổ) được tìm thấy tại thôn Thạnh Đức, xã Phổ Thạnh, cùng với các phong tục tập quán, các lễ hội dân gian : Lễ hội cầu ngư, hát sắc bùa,... đã tạo nên một vùng quê có bản sắc và truyền thống nghệ thuật độc đáo, phong phú, đa dạng, phản ảnh được bản chất và khí phách của người dân nơi đây. Người Xứ Nẫu thủy chung, nhân ái, quý trọng nghĩa tình, cần cù, hiếu học, yêu lao động.
Người quê tôi cục mịch và chân quê, ăn nói cục hòn, nói chắc như đinh đóng cột như câu tỏ tình nổi tiếng đi vào phương ngữ người bản địa với giai thoại dí dõm, hài hước trong cách biểu lộ tình cảm lứa đôi bằng một thái độ hết sức trung thực "Nói gần nói xa, chẳng qua nói thiệt" như bản chất thiệt thà, chất phác của Nẫu:
"Yêu hổng yêu thì thâu, nói dứt phát" ( Yêu không yêu thì thôi, nói dứt khoát). Ừ! Thì người xứ Nẫu rành rọt, yêu ghét rõ ràng nên tình yêu cũng phải "Dứt phát" huống chi thứ khác. Hay là câu than thân trách phận: " Thương chi cho uổng tâm tình, Nẫu dzìa xứ Nẫu bỏ mình bơ vơ"
Đó là những lời tâm sự không phô diễn mà kín đáo, không cuồng nhiệt mà vẫn đủ độ mặn nồng, không lời hoa bướm nên rất mực chân thành
"Mưa sa nhỏ giọt như dầu
Khổ thời anh chịu chứ lìa nhau anh không lìa."
Tất cả tạo nên tính phức điệu, đa thanh trong ngôn ngữ giao tiếp xứ Nẫu, trong từng câu hò, điệu hát mang đầy hương vị hồn quê.
Còn nhớ Hầu nào (Hồi nào) ngày còn bé thơ trong cảm giấc hân hoan, sung sướng khi lần đầu tiên sau năm 1975 Ba đưa tôi "Dzìa Xứ Nẫu". Bà con trong họ tộc mừng vui đón Ba trở về. Một chút ngạc nhiên khi lần đầu tiên trong kí ức tuổi thơ tôi được nghe những từ phương ngữ thô ráp, chân chất, thân thương của người miền quê Đức Phổ ( Quảng Ngãi). Ba dẫn tôi lên đồi chỉ vào từng ngôi mộ của các bậc tiền nhân trong tộc họ Nguyễn rồi giới thiệu cho tôi về mộ của Ông tổ, bà tổ, mộ của ông bà Nội, của bà con thân thuộc trong dòng họ. Ba chỉ cho tôi những di tích lịch sử địa đạo còn sót lại trên đồi như một di tích của chiến tranh còn sót lại trên mảnh đất này.
Tôi vẫn thường nhớ lời Ba dạy bảo:"- Kẻ nào dứt áo ra đi mà không nhớ về mái tranh, gốc rạ, về ông bà tổ tiên sẽ bị Nẫu " Ngầy".
"Chu cha!" Xứ Nẫu nghèo lắm! Dường như cái đặc sản mà người dân nơi đây thường xuyên gánh chịu là chiến tranh, bão lụt và thiên tai. Nhưng từ cái khó khăn khắc nghiệt đó đã hun đúc nên tính cách người Xứ Nẫu, hun đúc nên truyền thống hiếu học lâu đời trên mảnh đất này. Người Xứ Nẫu kiên cường trong chiến tranh, cần cù chịu khó trong cuộc mưu sinh vất vả, vượt lên trên cả là ý chí và truyền thống của con người nơi đây. Đó không thể là sự may rủi, không phải là sự cam chịu số phận, mà là nghị lực phi thường của những thế hệ tiền nhân đi trước đã khai phá mảnh đất này. Có lần tôi hỏi Ba: "- Dòng họ Nguyễn lập nghiệp ở đây lâu chưa hả Ba?". Ba cười :"- Lâu lắm, chẳng ai còn nhớ là Đời nào nữa nhưng rất lâu. "
Thời gian thoáng chim bay. Sau hơn 20 năm đất nước đau thương bị chia cắt và oằn mình dưới bom đạn của cuộc nội chiến tàn khốc để lại nhiều hậu quả nặng nề, khi đi trai tráng khi trở về mái tóc đã bạc màu hoa râm. Trong biến cố năm 1954 - như một bị kịch của cả dân tộc Việt Nam - các bác, Ba tôi, các cô, chú và người thân ruột thịt trong dòng họ lại bị chia ly trong nước mắt, người ra Bắc, người vào Nam, người ở lại xứ Nẫu trong vùng tranh chấp ác liệt.
Trở về làng quê Xứ Nẫu trong ngày đất nước thanh bình tưởng mong gặp được người thân, được sum họp một nhà nhưng " Người xưa nay còn đâu": Người mất, người hy sinh, người phiêu bạt tứ xứ... Đó là nỗi đau chung của nhiều gia đình Việt Nam sau thời hậu chiến. Những năm về trước chiến tranh khốc liệt triền miên nhiều người dân Xứ Nẫu phải bỏ Xứ phiêu bạt mưu sinh hay vì nhiều lý do khác nhau phải ra đi. Dù đi đâu, về đâu " Nẫu có xa mược Nẫu" nhưng trong lòng Nẫu vẫn day dứt ân tình với quê hương.
Những năm cuối Đời trong kiếp nhân sinh, ba đưa chúng tôi về quê nhiều hơn để nhắc nhở và giáo dục chúng tôi luôn nhớ về cội nguồn của mình. " Sống gửi thác về" Năm 2003 Ba tôi mất, chúng tôi đưa ba về miền quê xứ Nẫu nằm cạnh ông bà tổ tiên như mong muốn của Ba.
Với tôi, những chuyến đi về thăm ông bà tổ tiên, về miền quê đến Thanh Lâm, Lộ Bàn, Sa Huỳnh, núi Dầu Rái, núi Chóp Vung, sông Trà Câu, Châu Me... bao giờ cũng mang đến nhiều cảm giác bình yên và gần gũi đến kỳ lạ. Bầu không khí làng quê dịu ngọt, êm đềm. Xa xa, bên xóm núi đập An Thọ thấp thoáng những thân cò trắng lặn lội kiếm ăn, một tiếng chim cu đất "Gọi Đồng", màu khói lam chiều vờn bay trên những mái nhà lúp xúp ven chân núi... Khung cảnh buồn man mác, thanh bình và êm đềm nhưng vẫn toát lên cái gì đó của vẻ thanh bần. Bưng bát cơm quê với đủ mùi vị ngọt của cá đồng kho với nghệ, tự dưng thấy lòng ngào ngạt một thứ cảm xúc thật lạ :"- Thương hoài về Xứ Nẫu... Dẫy ngheng".
Sau này đi xa, chạnh lòng thương bà con xứ Nẫu khi chợt nghe tin đài báo bão về miền Trung. Lang thang trong miền ký ức xưa, tôi luôn nhớ về hương vị quê nhà trong góc khuất riêng của tâm hồn: Nhớ kỷ niệm của một thời cắt cỏ, chăn trâu trong đập An Thọ, nhớ về khung cảnh làng quê thanh bình, nhớ đêm trăng đậm đà hương cau, nhớ cả mùi vị bánh ít lá gai trong ngày "Giỗ Họ" ở nhà Bác Tám, những dịp Thanh minh được Ba dẫn đi tảo mộ ông bà trên đồi, nhớ cả "Cái nghèo" của người quê xứ Nẫu trong những năm thời bao cấp, nhớ tiếng võng Nẫu ru con kẽo kẹt à ơi trong lời ru ngọt ngào.
" Tay cầm ống chỉ xe lần
Nơi xa trùng họ, nơi gần bà con
Giậm chân xuống đất cái bon,
Nay em ở vậy, chồng con đâu nà! "
"... Ngó lên hòn núi Chóp Vung
Ngó xuống cánh đồng lúa trĩu những bông
Ước gì em chửi có chồng
Anh về thưa cha mẹ, đem rược hồng đón em."
" Lá rụng về Cội", Chầu rày trong tháng Thanh Minh, Nẫu ( Bác Ba Gái, anh Lân, dượng và cháu ruột ) từ Bình Thuận về quê xứ Nẫu cùng người bà con tại quê nhà thực hiện di nguyện cuối cùng của chị Bốn : Xây 14 ngôi mộ cho ông bà tổ tiên nội ngoại.
Chị Bốn mất năm 2009 vì bị ung thư, trước khi mất chị di nguyện bán mảnh vườn của mình một phần để cúng Chùa, một phần về tu sửa và xây mới 14 ngôi mộ bà con nội ngoại trong tộc họ Nguyễn trong tháng Thanh minh. Đây cũng là di nguyện cuối cùng của chị Bốn trong phút lâm chung trên giường bệnh. Chị vẫn luôn nhớ thương về vùng quê xứ Nẫu trong những ngày bạo bệnh.
Mái tóc cắt ngắn bạc phơ, khuôn mặt hiền hòa và giọng nói lơ lớ của người miền Nam, bác Ba thì thầm:"- Hèn lâu mới về thăm quê. Sống có Phước sẽ có Phận. Chắc đây là lần về cuối cùng của Bác về thăm quê, về sửa sang mồ mả tổ tiên theo di nguyện của chị Bốn, về quê thắp cho ông bà một nén nhang. Bác già rồi Hổng đặng về một lần nữa, sống cái nhà chết cái mồ mầm vầy cho trọn nghĩa cháu con với ông bà tổ tiên nơi cõi vĩnh hằng."
Bác Ba khóe mắt rưng rưng, cười vui trong viên mãn. Lâu lắm, cả cuộc đời xa quê nay mới có dịp về thăm quê thực hiện di nguyện của người đã mất và một chút ân tình với tiền nhân trong họ tộc. Mọi người đều vui vì công việc đã hoàn tất. Mắt ai đều ngấn lệ, đỏ hoe vì xúc động. Hôm nay 18/4/2012 ( 28/3/2012 AL) Người xứ Nẫu cúng tạ sau gần hai tuần về xây mộ cho ông bà tổ tiên... Mọi người tỏa đi khắp nơi đốt nhang, khấn vái các bậc tiền nhân và bà con trong dòng họ Nguyễn. Bác Ba xúc động khi con cháu dẫn đi thắp hương trên mộ của các bậc Hiển cao Tổ tỷ do hậu duệ tôn tử ( Anh Châu, anh Thuấn ở TP Cần Thơ, anh Bảy ở Sài Gòn, anh Tiến, anh Mười, anh Sáu, anh Năm ở Đức Phổ-Quảng Ngãi) đồng phụng lập năm 2009.
Lâu lắm rôi tôi không về thăm quê, thương về miền quê bị chiến tranh tàn phá khốc liệt, thương quê nghèo trước một thiên nhiên đầy ẩn họa và tai ương. Thương người xứ Nẫu lam lũ, nhọc nhằn mưu sinh trong cuộc Đời thế tục. Trong ngày nông nhàn, thôn xóm vắng bóng người "Dzẫy á" chỉ toàn người già và con trẻ... Người dân Xứ Nẫu lại vất vả vào Sài Gòn làm "Dân nhập cư" để nhọc nhằn mưu sinh với đủ các nghề: Bán vé số, đạp xích lô, bán hũ tiếu...
Một thời trai trẻ dấn thân, tôi xúc động cay cay nơi sống mũi khi tình cờ gặp nhiều người đồng hương xứ Nẫu "Bạc mặt" trên đất "Sài Thành" trong những xóm lao động nghèo. Nẫu rong ruổi trên những nẻo đường "Sài Thành" trong những ánh đèn đêm của Vũ trường, quán Bar sôi động bằng những đôi chân bền bỉ với gách hàng rong để kiếm tiền về xây nhà cửa, xây mồ mả ông bà tổ tiên, nuôi con ăn học. Bóng Nẫu liêu xiêu trãi dài trên những con phố đêm để nuôi những hy vọng ngày mai.
" Mẹ già sáng cháo chiều rau.
Cắc ca cắc củm từng hào nuôi con"
Làng quê Xứ Nẫu từng ngày đổi thay cũng nhờ một phần vào những đồng bạc cóp nhặt và những giọt mồ hôi lặng lẽ trong đêm như thế ! Người xứ Nẫu cóp nhặt từng đồng bạc lẻ trên những cuốc xe xích lô thẫm đẫm mồ hôi để nuôi con vào Đại học, từ những đồng tiền thẫm đẫm mồ hôi của Nẫu biết bao kỹ sư, bác sĩ, giáo sư,.. đã thành đạt từ vùng quê nghèo.
Đất nghèo nuôi những hiền tài. Gia tộc họ Nguyễn trong thôn Thanh Lâm - Phổ Ninh vẫn tự hào về ý chí hiếu học và sự thành đạt của con cái gia đình anh Hai Ánh, bà con trong thôn và mọi người trong dòng họ luôn nói về những đứa con của Nẫu với cả sự tự hào đáng khâm phục và lấy tấm gương hiếu học của gia đình Nẫu để răn dạy con cái mình " Học để thoát nghèo".
Lớn lên, đi đó đây tâm hồn nông cạn của tôi như rộng mở. Vật vã, tất bật với cơm áo gạo tiền trong những rối rắm xô bồ của đời sống nơi đô thị... Lâu lắm, tôi mới trở về quê Xứ Nẫu thăm bà con và làng quê gắn với kỷ niệm thời thơ ấu. Tôi quay trở về những mong tìm một chốn nương náu trong tâm hồn yếu đuối và đa cảm để thấy tâm hồn mình được bình an. Thương nhớ về xứ Nẫu !
Làng quê xứ Nẫu nay đổi khác nhiều với những con đường mới mở, những khu công nghiệp, khách sạn, Resort sang trọng mọc lên nhiều hơn trong sự phát triển của đô thị hóa nông thôn nhưng " Người già cô đơn nhiều hơn" ngay trên làng quê của Nẫu, ruộng vườn bị thu hẹp những cánh cò tản mát, tiếng chim cu đồng ngơ ngác nhường chỗ cho những dịch vụ và thương mại hóa. Chạnh lòng khi lũ trẻ bây chừ có đứa đi học từ thành phố, đứa đi làm ăn từ phương xa về mang theo nhiều từ lóng xa lạ, nhiều ngôn ngữ hiện đại thời @ ... Từ phương ngữ chân quê dần mất hẳn trong đời sống thường nhật của bà con, cảm thấy hương vị hồn quê xứ Nẫu dần nhạt nhòa. Thảng thốt như mất một cái gì đó chẳng biết gọi tên.... Uh! Dzậy á.
Chiều ni Xứ Nẫu, tôi nghe có tiếng u trầm vang lên từ cõi vĩnh hằng như tiếng thì thầm từ lòng đất, nơi hồn thiêng tổ tiên gửi vào đó bao Đời nay vọng về.
Tôi là người nhà quê - Xứ Nẫu với lòng tri ân sâu sắc nhất, xin trân trọng cảm ơn tất cả những gì xứ Nẫu mang lại cho chúng tôi. Và với lòng bao dung, xin quên đi tất cả những gì Nẫu đã vô tình đánh mất. Ngẫm nghĩ, còn chút gì đọng lại trong tôi với Nẫu, suy ngẫm với những trãi nghiệm trong cuộc Đời để biết trân trọng những gì miền quê xứ Nẫu đã ban tặng cho chúng tôi.
Nén nhang đã cháy gần hết... Giữa ngàn thông reo vi vu trên đồi. "Ngọn gió vô thường" lao xao như ngân lên những giai điệu ngọt ngào của làn điệu dân ca miền Trung xứ Nẫu:
Thân, trách thân nè. Thân sao chớ lận đận nè
Mình, trách mình nè, số phận chớ sao hẩm hiu
Chớ bởi thân tui, Tui cực khổ, tui eo nghèo
Nên vợ tui nó mới không ở nữa
Mà nó theo Nẫu rồi...
Em ơi chớ bây giờ mà
Em ở kìa nơi đâu?
Chớ để cho anh nè
Anh trông đứng nữa trông ngầu (ngồi)
Rồi canh phia (khuya), chớ hầu (hồi) nào
Qua Phú Lỡ ăn ẩu (ổi) chua
Chớ xuống Đại Lãnh, uống nước ngót
Chớ qua Hòn Dừa, ăn mực nen (nang)
Chớ bây giờ em không ngó nữa
Em không ngàng đến chồng nghèo nó cực khổ
Mà gian nan nó cơ hàn...
Hầu (hồi) nào chớ em thất nghiêp, em đi lang thang
Chớ anh thấy em nữa tậu (tội) nghiệp
Anh mang anh nuôi rày.
Hầu (hồi) nào em bán nước đá rầu (rồi) anh đi may.
Hai đứa mình nè, chung sống chứ không biết ngày rầu (rồi) mai sau.
Chớ hầu (hồi) nào em bắt ốc rầu (rồi) anh hái rau.
Chớ bây giờ, em đở (để) lại mối sầu này cho qua...
Hầu (hồi) nào trái chuối chín... Cũng cắn làm ba
Chớ trái cam tươi cũng cắn... Làm bốn
Nửa trái cà cũng cắn làm năm
Chớ bây giờ em lấy Nẫu
Em ăn nằm, em bỏ Qua
Chớ Qua hiu quạnh, năm canh một mình...
Anh bây giờ, khoé mắt sầu cứ rung rinh
Chứ giọt lợ (lệ) sầu, giọt lệ thảm,
Như nước trong bình nó tuôn ra
Anh bây giờ, như con Cuốc nó kêu tù qua
Chớ nó lẻ đâu (đôi), nó lẻ bạn,
Í quơ chú cha ơi.... là buồn!
( Than Thân trách phận - Dân ca cổ khu 5 " Nẫu ca")
Quảng Ngãi, 16/4/2012
Nguyễn Hữu Quang
Chủ Nhật, 1 tháng 4, 2012
Quảng Ngãi
Cảm nhận về hình tượng "Cái bi" trong nghệ thuật tạo hình của tượng đài Sơn Mỹ.
Hàng nghìn lượt du khách trong nước và Quốc Tế đã trở lại Quảng Ngãi vào tháng ba hàng năm để tham quan, nghiên cứu, tìm hiểu về khu chứng tích Sơn Mỹ. Nhiều người trong số đó là cựu chiến binh Mỹ, họ đến đây để sám hối và xin được tha thứ. Vì thế, mỗi năm ở đây vào ngày 16-3 đã trở thành ngày giỗ chung của các gia đình trong làng Sơn Mỹ. Mỗi buổi sáng tháp chuông trước tượng đài Sơn Mỹ rung lên 504 tiếng chuông mang ý nghĩa cầu siêu cho 504 đồng bào bị quân đội Mỹ thảm sát. Cuộc chiến tranh tàn khốc đã kết thúc từ lâu, những nhân chứng sống sót sau cuộc thảm sát đang sống những năm tháng cuối cùng của tuổi già nơi làng quê Sơn Mỹ đang từng ngày hồi sinh. Một thế hệ trẻ đã được sinh ra và lớn lên sau ngày thống nhất đất nước. Đâu đó, có lúc tưởng chừng như người ta đã quên kí ức chiến tranh đã từng xảy ra ở đây. Nhưng với người dân làng Sơn Mỹ (Quảng Ngãi) thì nỗi đau vẫn còn nguyên vẹn với những đau thương mất mát khủng khiếp trong chiến tranh còn dai dẳng những hệ lụy sau thời hậu chiến.
Nếu một lần đến Quảng Ngãi, bạn hãy đến khu chứng tích Sơn Mỹ ( Mỹ Lai), bởi đây không chỉ là một di tích lịch sử nổi tiếng của địa phương mà còn là một quần thể tượng đài, tượng tròn và phù điêu mang tính nghệ thuật cao.
Khu chứng tích Sơn Mỹ được xây dựng vào năm 1978 tại địa phận thôn Tư Cung, xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, là nơi tưởng nhớ vụ thảm sát Sơn Mỹ để ghi nhớ tội ác chiến tranh. Khu chứng tích Sơn Mỹ có diện tích 2,4 ha gồm các di tích gốc đã được bảo tồn tôn tạo và các công trình về sau này mới được xây dựng như: nhà trưng bày, nơi tiếp khách, tượng đài, tượng vườn. Năm 2003, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hỗ trợ 11,7 tỷ đồng nâng cấp công trình , khu chứng tích Sơn Mỹ được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt quan trọng. Khuôn viên ngoài trời được phục dựng với cảnh tượng tan tóc giống xưa. Nhà trưng bày xây theo mô típ nhà mồ. Sau khi được Bộ Văn hóa - Thông tin có chủ trương đầu tư nâng cấp di tích này trở thành Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt quan trọng, năm 2003, Sở VH-TT Quảng Ngãi khởi công mở rộng Khu chứng tích trên 10.000m2 để xây dựng một số hạng mục như: nhà trưng bày, đường nội bộ, tôn tạo phục dựng một số di tích, xây dựng tượng đài... với kinh phí gần 12 tỷ đồng. Công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng từ năm 2005. Khu chứng tích Sơn Mỹ được nâng cấp, mở rộng và trở thành một di tích đặc biệt quan trọng gây sự chú ý của du khách mỗi khi đến Quảng Ngãi.
Ðến Sơn Mỹ , ấn tượng mạnh nhất đối với mọi du khách là tượng đài Sơn Mỹ. Tượng đài Sơn Mỹ nằm ở vị trí trung tâm của khu chứng tích. Đến đây không một ai cầm được nước mắt, du khách có thể dừng lại trước bức tượng để dâng hương, vòng hoa, lặng người để cảm nhận và chia sẻ nỗi đau tột cùng của những nạn nhân trong cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa.
Tượng đài Sơn Mỹ là một trong những tượng đài được đánh giá cao về nội dung biểu hiện và giá trị nghệ thuật, đã trở thành một biểu tượng và là sự đau thương, mất mát của người dân Quảng Ngãi trong chiến tranh, là dấu ấn đáng ghi nhận của điêu khắc Quảng Ngãi, tượng đài mang đến cho người xem cảm xúc thẩm mỹ mạnh mẽ và xúc động sâu sắc với hình tượng"Cái bi" được biểu hiện mang đậm nét sử thi và hoành tráng.
Phạm trù của mỹ học là "Cái bi" trong nghệ thuật tạo hình của tượng đài được phản ánh chân thực và sáng tạo từ một sự kiện lịch sử bi thương ở vùng đất "Quảng Ngãi đất Mẹ ngoan cường" trong chiến tranh. Bằng sự trãi nghiệm và sáng tạo của người nghệ sĩ đã được nâng lên thành một "Cái bi điển hình" của sự mất mát hy sinh lớn lao của cả dân tộc Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, là sự thống nhất biện chứng giữa cái chung và cái riêng, giữa nội dung và hình thức thể hiện. Xét về nghệ thuật "Hình tượng cái bi" trong nghệ thuật tạo hình của tượng đài mang bản chất xã hội sâu sắc: Tính lịch sử, tính dân tộc, tính giai cấp, tính nhân loại... Đặc trưng phương tiện ngôn ngữ biểu đạt là mảng, khối chắt lọc đã khái quát được những đặc trưng cơ bản của một tượng đài về tính điển hình, tính biểu cảm và ước lệ của nghệ thuật để phản ánh cô đọng "Hình tượng cái bi". Các hình tượng dường như" Biết nói", tưởng như còn nghe đâu đó cả tiếng"Thét gào" của những nạn nhân như tiếng chuông cảnh tỉnh lương tri loài người về tội ác chiến tranh, là lời kêu gọi hòa bình cho nhân loại. Tất cả đều bắt nguồn từ cái: Chân- Thiện- Mỹ trong cuộc sống. Điều gì đọng lại cho du khách một lần đến nơi đây nếu không là sự lan tỏa bằng những rung động thẩm mỹ có sức cuốn hút mãnh liệt, gây ấn tượng sâu sắc cho mọi người.
Tượng đài được xây dựng vào năm 1992, do họa sĩ, nhà điêu khắc Châu Đình Du xây dựng phác thảo, nhà điêu khắc Châu Đình Du, Hồ Thu ( Anh Hồ Thu là chồng của chị Liên - một trong những nhân chứng còn sống sót sau vụ thảm sát Sơn Mỹ) và một số họa sĩ khác cùng tham gia thực hiện. Bằng sự sáng tạo các nghệ sĩ đã xây dựng nên một tượng đài nghệ thuật sinh động, giàu cảm xúc, có sức thẩm thấu, lay động sâu sắc trong công chúng và sức lan tỏa rộng rãi trong mọi tầng lớp xã hội.
Thông qua tác phẩm điêu khắc này, các họa sĩ và nhà điêu khắc muốn nói lên hai ý nghĩa lớn: Hình ảnh người dân Sơn Mỹ bị tàn sát ngày 16/3/1968, diễn tả sự chết chóc kinh hoàng trong một sự kiện đẫm máu, xác người chết chồng chất: Con gái ôm xác cha, mẹ ôm xác con, anh ôm xác em…. Họ là những người già, phụ nữ, trẻ con, không vũ khí, không phản kháng; Dù cận kề cái chết họ vẫn muốn bảo vệ cho nhau và trên từng khuôn mặt lộ ra một nét phẩn uất vô hạn.Tác phẩm còn là tiếng chuông cảnh tỉnh lương tri loài người hãy biết nâng niu, bảo vệ hòa bình và là sự lên án tội ác chiến tranh.
Tượng đài Sơn Mỹ được bố cục theo lối hiện đại với những mảng khối chắt lọc và cô đọng đã thể hiện “Cái bi” trong nghệ thuật tạo hình với phong cách nghệ thuật hiện đại. Đặc điểm, phong cách và thủ pháp tạo hình của quần thể tượng đài giống với nghệ thuật điêu khắc cổ điển của Nga. Quần thể tượng đài mang lại cho công chúng thưởng ngoạn những hình ảnh gây xúc động lòng người về cái bi thương, sự lãnh lẽo vô hồn của chết chóc tràn ngập khắp nơi trong buổi sáng định mệnh.
Tượng đài phác họa một sự kiện đẫm máu và đầy bi thương. Nơi đây, vào ngày 16-3-1968, một cuộc hành quân huỷ diệt dã man chưa từng thấy, được quân xâm lược Mỹ mưu tính và thực hiện, thảm sát người dân Sơn Mỹ vô tội với chủ trương: Đốt sạch, phá sạch, giết sạch, chúng muốn biến nơi này thành vùng đất chết. Lính Mỹ đã đổ bộ xuống phía Tây xóm Thuận Yên, thôn Tư Cung các thôn Mỹ Lai, Mỹ Hội, Bình Tây và xóm Gò, thôn Cổ Lũy với Khoảng 140 lính Mỹ, chủ yếu ở hai trung đội Charlie, Bravo và Anphal dưới sự chỉ huy của đại tá Ernest Medina cùng lúc đồng loạt gây ra một cuộc thảm sát man rợ xuống người dân trong làng Sơn Mỹ. Số người bị tàn sát ở thôn Tư Cung là 407 người, tại thôn Mỹ Hội là 97 người. Tổng số người bị tàn sát ở Sơn Mỹ là 504 người, trong đó có 182 phụ nữ, 173 trẻ em, 60 cụ già, 24 gia đình bị giết sạch, 247 ngôi nhà bị thiêu cháy. Vụ thảm sát Sơn Mỹ là đỉnh cao trong muôn vàn tội ác của đế quốc Mỹ đối với nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa. (*)
Mười tám tháng sau đó, vụ thảm sát được phanh phui ở Mỹ, làm chấn động dư luận thế giới và lương tâm loài người. Khắp nơi trên giới người ta bày tỏ sự phẫn nộ, lên án hành động tội ác dã man này và so sánh nó với Guernica, Shapeville, Katin, Hiroshima... Sơn Mỹ đi vào lịch sử như một trong những vết thương nhức nhối của nhân dân Việt Nam cũng như của cả nhân loại trên thế giới.
Nhìn tổng thể tượng đài Sơn Mỹ được bố cục theo hình tam giác với chất liệu đá tạo cho người xem sự vững chãi, mỗi người mỗi dáng vẻ điển hình, mỗi nhân vật từ trẻ con đến người già đều có sức biểu cảm cao về ngôn ngữ của nghệ thuật điêu khắc. Hình ảnh đau thương của đồng bào nơi đây đã được các họa sĩ, nhà điêu khắc khái quát thành công bằng hình tượng nghệ thuật tạo hình thể hiện cái bi thương và sự mất mát đau thương.
Những hình tượng nhân vật được xây dựng lấy từ nguyên mẫu của sự kiện bi thương trong giai đoạn đầy oanh liệt và hào hùng của dân tộc được hòa nhập, gắn liền với cuộc chiến tranh cách mạng, tập hợp thành nhóm người thể hiện sự đoàn kết, bất khuất khi đối diện với quân thù. Phía trước tượng đài là hình ảnh một chị phụ nữ đang che chở cho một cụ già với nét mặt phẩn uất, kinh hoàng. Cụ già ngã sóng xoài dưới đất vì trúng đạn nhưng nét mặt dường như còn thảng thốt không hiểu những gì đang xảy ra xung quanh với mọi người dân trong thôn Tư Cung trong buổi sáng kinh hoàng đó, bàn tay cụ buông thỏng thể hiện sự bất lực.
Người dân bình dị, chất phác ở vùng quê nghèo nơi đây trong tay không một tấc sắt dù cận kề cái chết mọi người vẫn muốn bảo vệ cho nhau. Người xem không khỏi xúc động khi bên phải tượng đài là hình ảnh hai em bé nằm ôm nhau, che chắn cho nhau trước họng súng của kẻ thù được lấy từ nguyên mẫu từ bức ảnh “Hai đứa trẻ Mỹ Lai” của phóng viên chiến trường Ronald Haeberle là loạt ảnh về cuộc thảm sát Mỹ Lai 43 năm trước trên tạp chí Life và nhanh chóng trở nên nổi tiếng. ( Vẫn còn nhiều tranh cãi về hai đứa bé trong bức ảnh tưởng như " Đã chết" trong vụ thảm sát. )
Trọng tâm của tượng đài là hình tượng người mẹ tay ôm xác con trong tư thế vững chắc với những mảng khối chắc khỏe cũng đã thể hiện được vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam theo lối biểu hiện tượng trưng đem lại cho người xem những mỹ cảm sâu sắc. Dáng đứng người mẹ vươn ra phía trước với vẻ kiên cường và thách thức khi đối diện với cái chết, đôi mắt rực lửa căm thù nhìn về phía trước không hề nao núng.
Hình tượng người mẹ được xây dựng với khuôn mẫu gần gủi, bình dị mà dường như chúng ta đã gặp đâu đó trong cuộc sống đời thường. Toàn bộ tượng đài là sự chết chóc lạnh lẽo tưởng như vô hồn với “Cái bi” đau thương bao trùm, nhưng điểm nhấn của tượng đài chính là hình ảnh người mẹ sừng sững một tay ôm xác con, một tay nắm chắc đưa cao lên trời với đôi mắt uất hận và căm thù đã nêu bật chủ nghĩa anh hùng cách mạng, vẻ đẹp tuyệt với của người phụ nữ Việt Nam, tượng đài đã phản ánh hiện thực cuộc thảm sát tàn khốc mà quân đội Hoa Kỳ đã gây ra cho đồng bào ở nơi đây, nhưng đồng thời mang một ý nghĩa nhân văn sâu sắc: Những người dân tưởng chừng như mềm yếu nhưng lại rất kiên cường, bất khuất, sẵn sàng hy sinh thân mình để ngăn chặn tội ác, bảo vệ đồng bào và làng quê.Trong khuôn viên của khu chứng tích Sơn Mỹ còn khá nhiều tượng tròn nhỏ đầy biểu cảm, những cụm phù điêu mang giá trị nghệ thuật cao. Trong những chất liệu đá tưởng như vô hồn kia , dưới sự sáng tạo của các nghệ sĩ, du khách đến nơi đây sẽ cảm nhận được"Cái bi" trong hình tượng nghệ thuật tạo hình của tượng đài Sơn Mỹ bằng ngôn ngữ nghệ thuật biểu cảm đặc trưng của hình khối cuồn cuộn, những chiều sâu thăm thẳm làm lay động lòng người trước sự u buồn, trầm mặc khi đối diện với những cái bi thương mất mát trong cuộc chiến tàn khốc. Khu chứng tích Sơn Mỹ không phải là nơi khơi gợi hận thù, mà là nơi vang vọng tiếng gọi lương tâm nhân loại đang khao khát cuộc sống hòa bình Và là tiếng chuông cảnh báo"Con người hãy cảnh giác!"
Đây là một trong những tượng đài được đánh giá là đẹp nhất trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi về nội dung và hình thức thể hiện. Tác phẩm “Tượng đài Sơn Mỹ” đã đem lại cho nền mỹ thuật Việt Nam nói chung và Quảng Ngãi nói riêng một diện mảng quý giá đã được minh chứng qua thời gian, khẳng định được giá trị và nghệ thuật trong nội dung tư tưởng và hình thức biểu hiện để xây dựng và khắc họa thành công “ Cái bi” trong nghệ thuật tạo hình, tác phẩm có sức cuốn hút mãnh liệt đem lại cho mọi người sự xúc cảm thẩm mỹ sâu sắc. Tượng đài được xây dựng mang đậm tính dân tộc, tính nhân văn và mang rõ dấu ấn của thời đại, đóng góp và làm phong phú cho phong cách mỹ thuật Việt Nam hiện đại. Giáo dục thẩm mỹ thông qua các tác phẩm nghệ thuật tạo hình ở địa phương sẽ là một cách tiếp cận để giáo dục về lịch sử địa phương, truyền thống cách mạng, giáo dục tình cảm nhân văn hết sức nhẹ nhàng và mang lại hiệu quả cao về giáo dục .Việc đẩy mạnh nghiên cứu mỹ thuật đương đại ở địa phương được xem là cần thiết và có phần cấp bách để đánh giá đúng mức các di sản văn hóa mà chúng ta đang sở hữu nhằm giáo dục tình cảm thẩm mỹ, thái độ và hành vi, ý thức bảo vệ các di sản, tình cảm nhân văn cho thế hệ trẻ trong tương lai.
Nhìn lại Sơn Mỹ, một sự kiện hết sức đau thương trong quá khứ không phải để khơi gợi lại hận thù, mà để tìm hiểu một sự kiện lịch sử bi thương trong chiến tranh Việt Nam và quan trọng hơn là để cùng nguyện cầu cho hòa bình, để không còn nơi nào trên thế giới còn những thảm cảnh như Sơn Mỹ. Về lại Sơn Mỹ hôm nay, lịch sử đau thương đã dần khép lại, mảnh đất giàu truyền thống cách mạng đang từng ngày hồi sinh với màu xanh của ruộng đồng cây trái, màu ngói đỏ của những công trình mới xây dựng như một sự hồi sinh kỳ diệu của sức sống mãnh liệt và trường tồn trên mảnh đất Quảng Ngãi kiên cường.
Có thể nói ở góc độ nghệ thuật tạo hình với sự thành công về "Hình tượng cái Bi" trong tượng đài Sơn Mỹ, các nghệ sĩ tạo hình đã phản ánh được một sự kiện đau thương của một vùng đất có truyền thống cách mạng ngoan cường với sự mất mát hy sinh to lớn trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Đây cũng là sự hy sinh lớn lao của đồng bào Sơn Mỹ và cái bi thương của chiến tranh vẫn còn ám ảnh lên những thân phận của người dân ở vùng quê nghèo sau ngày hòa bình thống nhất đất nước, tượng đài góp phần trong công tác giáo dục chính trị tư tưởng, tình cảm, xây dựng phong cách thẩm mỹ mới phục vụ đông đảo công chúng thưởng ngoạn. Những giá trị về lịch sử và nghệ thuật cũng như giá trị nhân văn của tượng đài Sơn Mỹ đã được minh chứng ghi dấu với thời gian, để lại những đỉnh cao trong nghệ thuật tạo hình, làm tăng giá trị của kho tàng nghệ thuật điêu khắc, đồng thời góp phần giáo dục tình cảm nhân văn và truyền thống cho thế hệ trẻ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Quảng Ngãi,6/11/2011
Nguyễn Hữu Quang
(TB: Bài viết xin được phép sử dụng một số thông tin, số liệu (*) từ khu chứng tích Sơn Mỹ . Xin chân thành cảm ơn)
Thứ Hai, 19 tháng 3, 2012
Vợ chồng lính Đảo
VỢ CHỒNG LÍNH ĐẢO
Trần như Đắc
1- Trời mờ sáng.Vừa mở cánh cửa . Một luồng cảm xúc xốn xang từ đâu chạy trong huyết quản , vào thẳng trái tim Lý . Cô dụi mắt ngỡ mình đang trong mơ . Trước hiên nhà , hoa xoan đã rụng tím cả một khoảng sân . Đã tháng ba rồi ư , một mùa xuân nữa đã qua rồi sao . Lý cảm nhận mùi hương hăng hắc , đăng đắng của hoa xoan , thấy nao lòng nỗi nhớ .
Phải , hàng xoan đó anh trồng , anh còn trồng thêm lứa xoan nữa trước khi ra đảo , anh bảo để về cây sẽ lớn ,sẽ có đủ gỗ để làm nhà . Lý khẽ nhắm mắt lại , hít căng lồng ngực bầu không khí thanh tao buổi sớm . Tiếng con chim Họa mi hót lảnh lót trên ngọn cau làm cho buổi sáng ngọt ngào hơn bởi sự yên bình của làng quê . Con miu già cũng đã dậy từ lúc nào , dẫn đàn con bé xíu của mình ra thềm nhà . chúng quấn quýt nô đùa dưới chân Lý . Cô cúi xuống bế một con miu nhỏ trên tay , áp má vào bộ lông mượt như tơ của nó , lòng bồi hồi nhớ người chồng thương yêu giờ đang ở nơi xa . nếu lúc này anh đang ở đây , thế nào anh cũng vòng cánh tay chắc khỏe ôm riết Lý vào lòng, từ phía sau , anh sẽ cà cái cằm mới cạo râu còn nham nháp lên gáy Lý ,cùng lắng nghe tiếng chim họa mi hoặc cùng chơi với lũ miu xinh xinh , đáng yêu này .
Nhưng giờ anh ở xa quá , làm cho nỗi nhớ nhung quặn thắt suốt đêm ngày . Nỗi nhớ nhung đi vào mỗi giấc chiêm bao . Hình ảnh anh hiện về trong giấc mơ , lúc gần , lúc xa . Mái tóc anh dày ,đen mướt , khuôn mặt chữ điền rất cương nghị vẫn làm Lý mê mệt từ khi biết anh . Những ngày mới cưới nhau tràn trề hạnh phúc , cô mãn nguyện khi được sống bên anh . Tình yêu của họ đã đơm hoa kết trái , đã cho hai người nụ hoa bé bỏng xinh tươi là bé Hồng Nhung đang còn thiêm thiếp ngủ trong màn kia .
Ngày anh lên đường , Lý chăm chút chuẩn bị cho anh từng tý . Cây kim , sợi chỉ để anh khâu áo, chiếc bàn chải để anh đánh răng mỗi ngày , hộp dao cạo râu , bánh xà phòng thơm , mấy loại thuốc chữa bệnh . Lý vuốt ve từng chiếc áo , chiếc quần trước khi xếp gọn vào ba lô cho anh . Lòng trào dâng một nỗi buồn khó tả . Anh thì như cố làm cho cả nhà vui . Anh an ủi mẹ , anh trêu dì Lan ,em gái Lý , anh nựng bé Hồng Nhung , mà thỉnh thoảng vẫn liếc về phía vợ , người buồn nhất .
Ngày ấy cũng là tháng ba , cây xoan to nhất ngoài ngõ cũng nở đầy hoa , rụng tím cả lối đi . Hoa vấn vương đậu trên vai , trên tóc lúc anh đi qua và cái mùi hương đăng đắng ấy mới da diết làm sao .
Trời sáng hẳn , bà Thiện cũng đã dậy . Nhìn con dâu , nói dịu dàng :
-Mẹ cái Nhung dậy làm gì sớm thế , cứ nằm thêm với con cho nó ấm , độ này đã có việc gì làm gấp đâu .
Từ ngày anh Lập đi ra Trường Sa , bà mẹ chồng càng thương nàng dâu , bà chiều chuộng như chiều con gái . mà chẳng riêng gì bà , người nào trong nhà cũng chăm sóc cho Lý hơn , cứ như cô là người chịu thiệt thòi nhiều nhất , mấy cô em gái bên nhà mẹ đẻ cũng sang chơi suốt với chị . Cả dân làng nữa , ai cũng quan tâm tới nhà bà Thiện ,cô Lý . Thì cả làng mới có một anh lính Trường Sa . Thế cho nên Lý cũng nguôi ngoai phần nào . Cô càng cố gắng làm tốt mọi việc để cho mẹ , cho con , cho anh , cho mọi người cùng vui vẻ .
* * *
2- Con tàu vẫn không tài nào cập được đảo . Không cập được mạn , cũng không buông nổi neo . Biển động , trời tối mù mịt , sóng nổi trắng xóa . Sóng chồm cả lên nóc đài chỉ huy , con tàu cắt sóng , chòng chành lượn quanh đảo . Không làm sao chuyển được hàng vào . Lính đảo nhao lên vì khát thèm mùi đất liền . Loanh quanh một hồi, con tàu đành phải gối sóng để tránh bão , đi xa dần …
Thế đấy , cả tháng mong có tàu , đến khi tàu đến lại gặp bão . Không ở đâu như ở nơi này , gió bão đã liên miên , lại thất thường . Mà đã gió bão thì thường khủng khiếp . Hồi chưa có nhà xây , chỉ có những cái lều bạt , mỗi khi có bão , những cái lều bạt dã chiến cứ hộc lên trong gió tựa như con ngựa bất kham đang lồng lộn , muốn dứt tung những sợi xích sắt căng ghìm xuống đảo mà phóng đi cùng bày gió hoang dã.
Gió lặng , tàu quay lại , lính đảo reo mừng nhảy tưng tưng như trẻ nhỏ . Náo nức chuyển hàng , nhận quà . Mỗi chuyến hàng nhiều vô kể , đủ các loại , từ thịt , gạo , rau ,nước ngọt , đến bánh , kẹo , nhu yếu phẩm . Nhưng lính đảo chỉ thích nhất những tải thư , báo . Chuyển hàng rõ nhanh để còn nhận thư , quà từ đất liền . Những bức thư quý như vàng . Mới đầu thì đọc riêng , mỗi anh ôm một bọc thư lỉnh ra một góc để đọc , thỉnh thoảng lại reo tướng lên khoái chí một điều gì , hoặc ngơ ngác buồn , thẫn thờ buồn . Sau đó thì đọc chung , lần lượt đọc cho bằng hết , rồi đọc đi đọc lại đến thuộc lòng .
Hôm nay , đại úy Lập có thư của vợ là cô Lý , thư của em dì là cô Lan , rồi thư của bạn cùng làng , bạn đơn vị cũ ở đất liền , lại có cả một bọc thư của các em học sinh của cô giáo Lan . Mấy chàng lính trẻ bám quanh đảo trưởng Lập , tranh nhau xem thư của các cháu , các em , rồi tranh nhau nhận “ Anh rể Lập” . Một cậu láu cá bảo “ Tớ nhận em Hồng Nhung vậy , rồi chắp tay trước mặt Lập “ Con lạy bố vợ ạ” . Lập dẫy nảy “ Bố láo , con Hồng Nhung mới 5 tuổi , đã vào lớp 1 đâu” cậu kia vẫn cười tươi : “Thì càng trẻ , con dấm dần là vừa” . Mấy cậu khác thấy hay cũng xúm vào “ Bố để em Nhung cho con , con đẹp trai hơn” . người nhận anh , người nhận bố làm đảo trưởng Lập lúng túng , anh vội tuyên bố : “ Thôi được tao nhận tất , nhưng thằng nào là chiến sĩ thi đua thì được là em , thằng nào là chiến sĩ Quyết thắng được là con rể , được chưa”, lại giơ tay “ Con , con” , “Em , em” . Từ hôm ấy anh nào cũng tỏ ra “ngoan “ hơn , nịnh bố Lập , anh Lập suốt ngày . Lại còn ăn mặc tươm tất nữa chứ . Chẳng là ở ngoài đảo quanh năm bì bọp sóng gió , quanh năm da thịt ẩm sì , nên lính đảo không muốn đóng bộ , nhiều cậu tối đến còn thỗng thễnh nằm trên giường “ Cho quên” luôn áo quần , cậu nào cung đen nhẻm , lưng vai trần cháy khét . Tuy còn trẻ nhưng lại là người anh lớn nhất đơn vị , lại đã có vợ con đề huề , nên Lập thương lính lắm , toàn những trai tráng to khỏe , đẹp trai lồng lộng thế kia mà phải sống biệt lập nơi đảo xa này , quanh năm suốt tháng chẳng thấy bóng hình con gái , nên họ chỉ còn biết mơ ước và tưởng tượng . Còn nhớ hôm hôm Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Hải quân ra thăm đảo , hỏi “ Ở ngoài này cái gì cần thiết nhất , các đồng chí cứ nói thật ?” . Một cậu nhanh mồm đã nói thật lòng : “ Chỉ mong mỗi lần có tầu ra , các thủ trưởng cho mang theo vài cô cấp dưỡng , chẳng phải làm gì cả , chỉ cần đi đi lại lại , loáng thoáng cho chúng em đỡ nhớ …đất liền”.
Lập viết thư về kể lại chuyện ở ngoài đảo làm mấy chị em Lý , Lan vừa cười ngất lại vừa xót xa thương cảm . Lan lại rủ thêm bạn và bảo các em học sinh gửi nhiều thư ra đảo .
* * *
3- Tai nạn bất ngờ đến với gia đình Lý . Chỉ một cái sẩy chân , bà Thiện bị ngã ngay ở trước cửa nhà , tưởng nhẹ thôi mà hóa nặng . Y tá trạm xá đến đo huyết áp , thấy báo đến chỉ số 240/ 110 , tá hỏa , vội cho uống thuốc hạ áp rồi chuẩn bị đưa đi bệnh viện tỉnh để cấp cứu . Nghe tin , cả bí thư Đảng ủy và Chủ tịch xã đến thăm và bảo Bác sĩ trưởng trạm y tế phải trực tiếp đưa bà đi bệnh viện , kèm theo một bức thư giới thiệu nói rõ đây là bà mẹ một chiến sĩ ở đảo Trường sa để bệnh viện quan tâm hơn.
Lỹ cũng gửi con để đi theo chăm sóc mẹ chồng . Thì ra bà Thiện bị huyết áp cao từ lâu , nhưng ở nông thôn có đi khám bệnh định kỳ bao giờ mà biết , nên nhân cú ngã ,huyết áp mới vọt lên cao là vậy . Bà nằm mê man bất động hơn một ngày trời . Lý lo quá . Biết là bà mẹ của chiến sĩ đảo Trường sa nên bệnh viện hết sức quan tâm . Đích thân giám đốc bệnh viện là một bác sĩ chuyên khoa Tim mạch giỏi đến khám cho bà và cho làm đủ các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh, cho tiêm thuốc Cerebolysin là loại thuốc tốt nhất . Riêng bác sĩ Dương ,trưởng khoa, thì lại quá quan tâm , liên tục ở bên giường bệnh của bà Thiện . Lý cũng đỡ lo , cô nhìn các thày thuốc thiện cảm , biết ơn . Bác sĩ Dương cũng tỏ ra mến cô , nhiều lúc ông nhìn Lý khá lâu , khiến cô đỏ bừng mặt . Đúng là gái một con , Lý lúc này trông càng đẹp . Thì ở làng Mực này , có ai đẹp hơn Lý . Gái nhà quê mà nước da cứ trắng như ngó sen , đôi mắt đen dài , với hàng mi không tỉa mà cong vút . Dáng người thon thả , thắt đáy lưng ong . Đôi bàu vú to tròn , nhưng gọn gàng, ẩn dưới làn áo gụ . Từ người Lý lại thoảng một chút hương như mùi quả chín .
Khám bệnh cho bà Thiện xong , bác sĩ Dương vẫn ngồi gần Lý nói chuyện , có lúc như vô tình , ông lại nắm lấy tay Lý hoặc đặt tay trên đùi Lý . Lý ý tứ ngồi nhích ra , mặt đỏ bừng . Gái xa chồng thường vậy , thấy đàn ông muốn tránh xa , nhưng trong người cứ nao nao , khác lạ . Với bác sĩ trực tiếp điều trị cho mẹ chồng nên Lý phải giữ ý , nói năng lễ phép , không dám nhìn vào mặt ông Dương .
Nhưng cái Lan , em gái Lý thì phát hiện ra ngay . Nó bảo : “ Này , chị phải coi chừng tay bác sĩ ấy , em thấy lão nhìn chị khác khác” . Lý gạt đi “ Làm gì có ,người ta là bác sĩ nên phải hỏi người nhà bệnh nhân để biết bệnh , có hướng điều trị” . “ Hướng hướng gì ,em tìm hiểu rồi , tay bác sĩ Dương này là con dê cụ ở bệnh viện đấy , trước lão ở khoa Sản , khám cho chị em toàn lợi dụng sờ mó , tiếng tăm đồn rầm , bệnh viện mới chuyển lão sang khoa Tim mạch này đấy” . Lý bắt đầu thấy lo “ Thật à ?”, Lý hỏi Lan , nhưng cô cũng không biết làm sao , đang lo rối lên về bệnh tình của mẹ chồng còn sức đâu mà nghĩ đến việc khác .
Bệnh tình của bà Thiện đỡ dần . Bà đã tỉnh , đã ăn uống và đi lại được . Bác sĩ Dương bảo “ Tốt rồi , chỉ khoảng 2 , 3 ngày nữa là cho bà ra viện” . Rồi như chợt nhớ , bác sĩ bảo : “ Tôi sẽ cho bà thêm ít thuốc tốt để sau khi ra viện uống , tối nay khoảng 10 giờ , cô Lý lên phòng tôi lấy thuốc nhé”, ông ta nhìn Lý chăm chú và lại nắm tay Lý . Vừa lúc đó , Lan vào . Bác sĩ Dương vội đứng dậy nói với Lý “ Cứ thế Lý nhé” .Bác sĩ đi rồi , Lý nói lại với Lan lời ông Dương về việc cho thêm thuốc . Lan nói ngay “ Bắt đầu rồi đấy , bên nãy vào em thấy lão ấy nhìn chị cứ như sắp nuốt chửng , chị thì cứ cúi gằm mặt chẳng biết gì cả” . Lý hỏi “ Vậy tối nay có lên phòng lão ấy không ?” . “ Có chứ , lão ấy cho thuốc tốt tội gì không lấy , còn việc kia cứ để em lo, chị cứ việc tự nhiên vào phòng lão đúng 10 giờ” .Biết cô em gái là giáo viên nhưng thông minh đáo để nên Lý cũng yên tâm
Đúng 10 giờ đêm . Bà Thiện thiêm thiếp ngủ , phòng bệnh im ắng dần . Cô Hộ lý trực đêm cũng về phòng trực ,ánh đèn mờ ảo . Lý lẳng lặng đi đến phòng bác sĩ trưởng khoa , tim cô đập mạnh , không biết cái Lan biến đi đâu …Lý ngập ngừng một lát rồi mới gõ cửa phòng trưởng khoa . Bác sĩ Dương như đã chờ sẵn , vội ra mở cửa đón Lý . Đợi Lý vào trong , lão đóng cửa , tiện tay ấn chốt bên trong . Lão mở tủ lấy ra một gói to để lên bàn “ Đây là loại thuốc quý đặc trị bệnh tim mạch giúp cho bà chóng ổn định , Lý về cho bà uống theo chỉ dẫn anh đã viết sẵn ở đây” .Trông thấy gói thuốc to chắc là quý hiếm và đắt tiền lắm , Lý thấy mừng quá , thế nào bệnh mẹ sẽ chóng khỏi , anh ấy ở xa chắc sẽ yên tâm . Bác sĩ Dương đứng đằng sau , lão ta quàng hai tay ôm riết lấy người Lý , bàn tay hấp tấp sục ngay lên đôi bàu vú căng mẩy ,xoa nắn cuống quýt . Lý vội dãy ra “ Đừng làm thế bác sĩ” . Nhưng lão càng ôm chặt hơn , bàn tay lại nhanh chóng sục xuống dưới cạp quần . Lý dãy dụa “ Em xin bác sĩ , bác sĩ đừng làm thế” . Nhưng lão Dương lúc này như lên cơn , lão ôm thốc Lý ,kéo vào chiếc giường cá nhân sau tấm rèm Ri đô . Lý chống cự quyết liệt , đang tìm cách để đạp vào bộ hạ lão , lão vục cả mặt vào bộ ngực đã đứt tung khuy áo , hôn lấy hôn để vào bàu vú nóng hổi…Vừa lúc có tiếng đập cửa dồn dập . Lão Dương sực tỉnh , tiếc rẻ buông Lý ra , hỏi hách dịch “ Ai đấy” . Tiếng đập cửa càng mạnh hơn . Lão Dương đành ra mở cửa . Một người đàn bà mặc váy đỏ ào vào như một cơn lốc “ Á à ! Thì ra ông trực thế này đây…” Lão Dương lúng túng “ Bà đến đây làm gì vào giờ này ?” , người đàn bà chính là vợ bác sĩ Dương gầm lên : “ Đến đây làm gì à , đến để xem ông làm cái trò đểu chứ gì nữa . Được để tôi mời ông giám đốc bệnh viện đến đây xem luôn thể “ .Lão Dương hoảng hốt “ Thôi thôi , tôi xin bà , người ta đến mua thuốc đấy mà” “ Mua bán gì mà phải đóng chặt cửa , đã gian lại còn muốn dối hả”…
Lý cài vội mấy cái cúc áo bị bật tung . Cũng vừa lúc ấy , Lan ở đâu chạy vào kéo nhanh Lý ra . Mặt Lý vẫn tái ngắt vì sợ ,cô ôm lấy Lan , nức nở “ May quá Lan ơi ,tý nữa thì chị…” Lan cười lớn “ Bây giờ thì ổn rồi , chờ trời sáng để thanh toán ra viện thôi” . Lý hỏi “ Bà ấy là vợ bác sĩ à , sao bà ấy biết mà đến ?” Lan lại cười “ Phải lấy độc trị độc chứ , chính em gọi điện bảo bà ta đúng 10 giờ đến phòng trưởng khoa gặp chồng đấy” .
* * *
4- Mấy ngày nay biển lặng . mới 4 giờ sáng mà mặt trời đã chiếu đỏ rực trên mặt biển . Bình minh ở biển đến sớm . Những ngày biển lặng mới đáng yêu làm sao . Ánh sáng làm cho làn nước lung linh như dát vàng dát bạc . Từng đoàn thuyền đánh cá của ngư dân thấp thoáng ở xa xa như đang tiến về phía đảo . Đảo trưởng Lê văn Lập cầm ống nhòm đứng trên đài quan sát mà trong đầu cứ vang lên giai điệu của bài hát “ Thuyền và Biển”, một bài hát lính đảo rất thích : “ Chỉ có Thuyền mới hiểu ,Biển mênh mông nhường nào . Chỉ có Biển mới hiểu , Thuyền đi đâu về đâu …” Rồi anh lại bật cười nghĩ đến câu hát nhại của cậu Linh , người Hà nội , vua uống bia của đảo : “ Chỉ có Bia mới hiểu , Bụng mênh mông nhường nào . Chỉ có Bụng mới hiểu , Lạc đi đâu về đâu” . Lính đảo cứ phải tếu táo như vậy .
Tin từ đất liền ra . Sẽ có tàu tiếp tế , có cả khách quý ra thăm đảo nữa . Lập cũng nóng lòng như anh em , liền hỏi cho rõ “ Thế có các em không ?” Trả lời “ Ăn mặc chỉnh tề vào đi , có rất nhiều em , có cả Mỹ Linh , Mỹ Tâm , Mỹ Lan , Mỹ Hoa nữa đấy” “ Thật không , sao nhiều mỹ thế” , “ Ai dám nói dối lính đảo” . Lập vui quá , liền thông báo : “ Toàn đảo chú ý , ăn mặc chỉnh tề , chuẩn bị đón khách quý” . không khí trên đảo tưng bừng như tết , Lập lại hô , lần này thì nghiêm giọng : “ Các đồng chí làm nhiệm vụ cảnh giới chú ý , tăng cường quan sát tọa độ Y , tập trung theo dõi tàu “ Cú vọ” đang lảng vảng ở đó . Lập quay ống nhòm về hướng đó , mấy con “ Cú vọ” dạo này ngang ngược lắm , vừa phải cảnh giác vừa phải kiềm chế , đến mệt .
Một thoáng suy tư . Lập lại nghĩ về chuyến tàu sắp cặp đảo . Lại sắp nhận được quà và thư của Lý rồi . Chắc lần này phải có ảnh , để rồi xem “ Cách cách” Hồng nhung đã lớn thêm chút nào không và ảnh dì Lan nữa , các chú lính đảo cứ nhắc nhỏm mãi . Thư Lý thì bao giờ cũng nhắc đến mấy “ Cây Xoan anh trồng” ,mùa này hoa xoan chắc lại rắc tím đầy con ngõ nhỏ , mùi hoa hăng hắc , đăng đắng mà xao xuyến lạ kỳ .
TRẦN NHƯ ĐẮC
http://vn.360plus.yahoo.com/dactran44
Thương lắm....tháng ba!
Tháng ba này...tóc mẹ chẳng còn xanh
Màu năm tháng dãi dầu sương nắng
Nét thanh tân ngời ngợi nơi tấm ảnh
Con lặng yên cất trong trái tim mình!
Tháng ba này... mắt mẹ chẳng còn tinh
Thủy tinh thể một lần thay rồi đấy
Con về ngõ mẹ hỏi rằng "Ai đấy"
Có hạt bụi nào...khóe mắt bỗng cay cay...
Tháng ba này...mưa vẫn cứ bay bay
Hoa xoan rụng tơi bời trên lối vắng
Mẹ thắp lửa suốt cuộc đời thầm lặng
Nhớ mẹ nhiều...thương lắm...tháng ba!
Nguồn ST http://vn.360plus.yahoo.com/quang6172
Màu năm tháng dãi dầu sương nắng
Nét thanh tân ngời ngợi nơi tấm ảnh
Con lặng yên cất trong trái tim mình!
Tháng ba này... mắt mẹ chẳng còn tinh
Thủy tinh thể một lần thay rồi đấy
Con về ngõ mẹ hỏi rằng "Ai đấy"
Có hạt bụi nào...khóe mắt bỗng cay cay...
Tháng ba này...mưa vẫn cứ bay bay
Hoa xoan rụng tơi bời trên lối vắng
Mẹ thắp lửa suốt cuộc đời thầm lặng
Nhớ mẹ nhiều...thương lắm...tháng ba!
Nguồn ST http://vn.360plus.yahoo.com/quang6172
Chủ Nhật, 18 tháng 3, 2012
Mơ một ngày mai, cầu mong "sự tử tế sẽ lên ngôi !"
“Tử tế vốn có trong mỗi con người, mỗi nhà, mỗi dòng họ, mỗi dân tộc. Hãy bền bỉ đánh thức sự tử tế, đặt nó lên bàn thờ tổ tiên hay trên lễ đài của quốc gia, bởi thiếu nó, một cộng đồng dù có nỗ lực tột bực và chí hướng cao xa đến mấy thì cũng chỉ là những điều vớ vẩn. Hãy hướng con trẻ và cả người lớn đầu tiên vào việc học làm người, người tử tế trước khi mong muốn và chăn dắt họ trở thành những người có quyền hành, giỏi giang, hoặc siêu phàm…” Nẫu vẫn còn nhớ như in lời tựa của đạo diễn, NSND Trần Văn Thủy trong lời mở đầu của bộ phim "Chuyện tử tế" những năm thời bao cấp đã viết như thế.
Suy cho cùng, tử tế chính là cách ứng xử văn hóa trong cuộc sống, là thể hiện một thái độ, hành vi, sự hiểu biết, kiến thức xã hội và tâm lý học của chủ thể trong mối quan hệ đa dạng của xã hội trong những hoàn cảnh cụ thể và mối quan hệ xã hội. Trong cuộc sống, Nẫu đã gặp nhiều cách ứng xử văn hóa có thể nói là thiếu sự hiểu biết, vô cảm, ích kỷ, tàn nhẫn và dễ gây Sock cho nhiều người, đáng buồn và càng không thể tin được những thái độ ứng xử văn hóa đó lại xuất phát từ một bộ phận tri thức trẻ. Dưới đây là một vài mẫu chuyện nhỏ về " Sự phi tử tế" biểu hiện ở thái độ," ngôn ngữ tiết chế" và hành động nhẫn tâm, vô cảm của một số người trong cuộc sống xung quanh chúng ta
Mẫu chuyện thứ nhất: "Quả báo!..."
Cách đây tròn một năm, trong vụ đại thảm họa sóng thần kinh hoàng tại Nhật Bản. Ngày 11/3/2011 một trận động đất kinh hoàng 9 độ richter xảy ra ở vùng bờ biển đông bắc Nhật bản và kéo theo sóng thần cao tới 10m ập vào đất liền kiến hơn 10.000 người mất tích. Nước Nhật tan hoang sau thảm họa kép nhưng cả thế giới nhìn về nước Nhật với cả sự khâm phục và kính nể. Mọi người cùng chia sẻ, cầu mong cho người dân Nhật Bản sống sót và sớm vượt qua khó khăn trong vụ đại thảm họa kinh hoàng.
Lần đó, ngồi uống cafee cùng chia sẻ thông tin với một cậu giáo viên trẻ ở trường phổ thông. Nẫu thực sự ngạc nhiên và choáng đến bất ngờ khi nghe cậu giáo viên phán một câu xanh rờn:
" - Quả báo, nước Nhật đã từng giết hại biết bao nhiêu người Việt Nam trong những năm 1945, họ bị như thế cũng rất đáng. Họ đáng bị trừng phạt như thế..." Cậu giáo viên thản nhiên lên giọng chỉ trích và phê phán. Thú thật Nẫu chả tin vào tai mình, chả tin một tri thức trẻ tại sao trước sự mất mát của đồng loại lại tỏ một thái độ vô cảm như thế. Nẫu cười nhàn nhạt
"- Tôi đồng ý với ý kiến của anh, chuyện đó đã là quá khứ. Chúng ta không quên qúa khứ và lịch sử đau thương của dân tộc nhưng bản chất người Việt Nam là bao dung và đôn hậu. Một hình ảnh nước Nhật sau năm 1945 đến nay đã khác và chúng ta phải cảm ơn người Nhật vì hầu như các dự án phát triển kinh tế không hoàn lại hay dự án ODA ở Việt Nam đều của người Nhật, trong các dự án nước ngoài tại Việt Nam, nước Nhật bao giờ cũng đứng đầu danh sách vì thế chúng ta mắc nợ người Nhật. Hơn nữa, khi đứng trước một sự mất mát của đồng loại dù họ không cùng chính kiến với mình cũng không nên bày tỏ một thái độ phi đạo đức như thế ..." Nẫu phản biện và nói cứ như một thuyết khách.
"- Uh, hóa ra là thế!". Nghe Nẫu nói xong cậu giáo viên hơi bối rối và thẹn thùng rồi lặng im. Đáng tiếc là mẫu chuyện trên có thật 100% đấy bạn ạ. Đáng tiếc người nói câu nói trên lại là một tầng lớp tri thức trẻ.
Vào thời điểm đó trên mạng Facebook cũng có một nữ sinh viên ĐH bày tỏ một quan điểm vô cảm của mình trong ngày nước Nhật tang thương sau cơn đại hồng thủy bằng một câu Status khiến người đọc phẫn nộ và tức giận. Chẳng biết cô sinh viên này nghĩ gì khi phát ngôn như thế: Do hiểu biết hạn hẹp, cực đoan hay đơn giản muốn" Chơi trội" bằng tuyên bố ngược Đời. Ngay lập tức cô nữ sinh bị hàng ngàn commen chỉ trích và lên án thậm tệ. Chủ nhân đành phải nói lời xin lỗi muộn màng và đóng cửa Blog.
Tử tế là thế bạn ạ, không đơn giản là cần nhiều tiền để làm từ thiện hay giúp đỡ một ai đó, chỉ là bày tỏ một thái độ tích cực hay cảm nghĩ của mình trong một vấn đề mang tính cá nhân hay một vấn đề xã hội, đó là thái độ đồng cảm, lòng trắc ẩn và tình yêu thương đồng loại. Được như thế bạn đã là một người tử tế dưới mắt mọi người.
Mẫu chuyện thứ hai: Bé gái 10 tuổi bị bạo hành ở Quảng Ngãi
Cách nơi Nẫu ở khoảng 10km, một vụ bạo hành trẻ em nghiêm trọng vừa xảy ra tại thôn Hiệp Phổ Trung, xã Hành Trung, huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi. Nạn nhân là bé gái Nguyễn Thục Phi (10 tuổi), con nuôi của vợ chồng ông Nguyễn Mùi và bà Đoàn Thị Hồng Yến cùng ngụ tại xã Hành Trung, huyện Nghĩa Hành.
"...Người dân nơi đây đến nay vẫn còn bức xúc, phẫn nộ trước hành vi đánh đứa con nuôi Nguyễn Thục Phi mới 10 tuổi của ông Nguyễn Mùi và bà Đoàn Thị Hồng Yến. Bé Phi đã phải nhập viện hai ngày nay trong tình trạng mặt mũi mình mẩy bầm dập, hoảng loạn cứ úp mặt vào tay khóc gọi mẹ và than đau. Chiều 10/2, bé bị bố mẹ nuôi đánh thừa chết thiếu sống vì tội lấy cắp 500.000 đồng, chỉ đến khi đại diện chính quyền đến yêu cầu đưa cháu đi cấp cứu thì ông Mùi, bà Yến mới cho vào viện.
Những người hàng xóm khẳng định đây không phải là lần đầu tiên hai vợ chồng nhà này đánh đập hành hạ cháu bé con nuôi. Ông Nguyễn Trụ ở thôn Phú Châu bức xúc kể, bé Phi chuyển về ở nhà ông Mùi - bà Yến đối diện nhà ông khoảng 3 năm qua. "Nhưng từ tháng 6/2010 đến nay không biết con bé tội tình gì mà bị hai ông bà này đánh đập hoài. Lúc thì dùng dây điện cỡ bằng sải tay lúc thì dùng que sắt để đánh cháu bé trông rất tàn nhẫn. Nhiều lần tui và bà con lối xóm chạy đến con thiệp, ông Mùi bà Yến bảo con nuôi của họ thì họ có quyền dạy và thách thức: Ai thấy xót thì giỏi nhận về nuôi đi", người hàng xóm kể. Những người hàng xóm nhiều lần nghe tiếng khóc thảm thiết của bé Phi. Sau mỗi lần đánh đập, ông Mùi cởi hết quần áo của cháu bé rồi xích ra phía chuồng gà phía sau nhà suốt cả đêm tới sáng. Những lúc cháu quỳ dưới đất lạy lục xin ông bà tha không đánh nữa nhưng mỗi lần lạy là bị ăn đòn". Nhà ông Mùi bán hàng bún. Nhiều người dân địa phương phản ánh, hàng ngày vợ chồng ông Mùi bắt bé Phi dậy sớm từ 4h sáng để lo rửa chén bát, quét dọn, nhóm lửa nấu nồi bún rồi bưng bê cho khách ăn sáng. Những hôm nào, bé Phi ngủ dậy muộn là bị bố mẹ nuôi đánh nhừ đòn.
Lần dã man nhất là vào lúc 19h chiều 10/2, sau khi bé Phi đi học về, vợ chồng ông Mùi tra hỏi số tiền cất trong tủ bỗng dưng biến mất. Bé Phi nói là định lấy 20.000 đồng để mua vở và xí muội nhưng nhầm phải tờ 500.000 đồng. Ngay lập tức, ông Mùi túm tóc bé đẩy vào vách tường rầm rầm. "Cả nhà tôi đang ngồi ăn cơm nhà sát vách ông Mùi nghe rõ mồn một tiếng chửi mắng, đánh đập rồi bỗng dưng nghe bức tường dập cái đùng. Bé Phi khóc thét rồi im bặt. Gia đình tôi chạy ra sân cùng mọi người trong xóm la lớn: 'Ông Mùi bà Yến giết bé Phi rồi bà con ơi!'. Ngay trong đêm 10/2, hàng xóm sợ bé Phi chết sau cú đòn "thừa sống, bán chết" nên điện báo chính quyền địa phương xã và cả cảnh sát 113. Bà Võ Thị Tâm ở đối diện nhà vợ chồng ông Mùi phẫn nộ: "Sự việc này đã đến mức báo động rồi, chúng tôi không thể chấp nhận mãi cảnh đánh đập con bé dã man, cay nghiệt của vợ chồng ông Mùi nên báo lên cơ quan chức năng can thiệp.
Lý giải nguyên nhân vì sao liên tục đánh đập bé Phi, bà Đoàn Thị Hồng Yến (mẹ nuôi bé Phi) thản nhiên giải thích: "Nó hư hỏng lấy trộm tiền hoài, lúc thì 5.000 đồng, 10.000 đồng, ngày 10/2 thì lấy đến 500.000 đồng nên vợ chồng chúng tôi chỉ dạy cho nó chừa thói trộm cắp ăn quà vặt".
Làm việc với Công an xã Hành Trung chiều nay, ông Mùi đã thừa nhận hành vi đánh bé Phi. Song vợ chồng ông hành hạ đứa con nuôi suốt năm qua nhưng chính quyền địa phương, các hội đoàn thể, tổ chức bảo vệ trẻ em đều chung câu trả lời "không hề hay biết".
Bé Phi đang là học sinh lớp 3B trường tiểu học Hành Đức, cô giáo Nguyễn Thị Kim Lan, giáo viên chủ nhiệm lớp 3B khẳng định: "Bé Phi là học sinh thông minh, nhanh nhẹn, kết thúc học kỳ I vừa qua đạt thành tích học tập tốt của lớp. Cá tính em rất hiếu động nhưng đạo đức tốt, không có gì phải phàn nàn. Em Phi chuyển về học ở trường này được một năm rưỡi, thứ 2 tuần vừa rồi em nghỉ học không có lý do, thứ ba em đi học với tâm trạng buồn. Tôi gặng hỏi mãi, em trả lời là bị mẹ đánh vì trộm tiền mua cuốn vở mới". Cô giáo nói rằng, khi ấy cô nhìn xuống đôi tay đứa học trò nhỏ thấy hằn lên vết lằn thấu da thịt mà rơi nước mắt. Chiều nay khi nghe thông tin việc bé Phi phải nằm viện vì bố mẹ nuôi đánh, cô giáo Lan bật khóc ngay giữa lớp học vì thương quá hoàn cảnh bất hạnh, nghiệt ngã của cô học trò ngoan hiền, học giỏi. ( http://vnexpress.net/)
Mẫu chuyện thứ ba: Vụ " Hôi của" quá vô cảm.
Mẫu chuyện thứ ba, Nẫu đọc từ báo TTO:
"15 giờ chiều 16-6, một người đàn ông đi xe máy đến đoạn vòng xoay ngã năm An Dương Vương (đoạn giao nhau của các đường An Dương Vương - Trần Phú - Sư Vạn Hạnh thuộc phường 8 và 9, quận 5, TP.HCM) thì bị hai tên cướp đi xe máy từ phía sau giật giỏ xách. Nhờ nhanh trí, người đàn ông này giữa chặt giỏ xách của mình nên hai tên cướp không giật được phải đành tẩu thoát. Nhưng vì sự giằng co quá mạnh nên giỏ xách của người đàn ông bị rách toạc và số tiền để trong giỏ bị bay ra đường. Lợi dụng tình cảnh lúng túng của người đàn ông, những người đi xe máy gần đó cùng một số người dân trong khu vực xảy ra vụ cướp đã ào ra giữa đường lượm mất số tiền bị rơi ra trước ánh mắt thẫn thờ và bất lực của người đàn ông bị nạn.
Chỉ trong vòng chưa tới hai phút người đàn ông "Bị cướp hai lần", số tiền của người đàn ông ấy đã bay vào túi của những người"hôi của" quá vô tâm và đi mất. Không biết những người lượm tiền có biết đó là tiền của người đàn ông đó hay không, hay là nghĩ đó là tiền... từ trên Trời rơi xuống?" (http://tuoitre.vn/)
Còn nhiều mẫu chuyện như thế đâu đó trong Đời thường, kể ra thì đau lòng và nhức nhối những người có lương tâm. Hàng ngày đọc báo hay lướt net hẳn bạn sẽ bị "Choáng" khi thấy tràn lan những vụ cướp, hiếp, những vụ án kinh hoàng, những tội phạm xã hội khủng khiếp không còn là hiện tượng riêng lẻ. Nguyên nhân và bài học nào được rút ra cho "Sự tử tế" trong xã hội đương đại luôn là câu hỏi gợi mở để suy ngẫm từ nhiều góc độ.
Sự vô cảm đã và đang trở thành căn bệnh trầm kha trong xã hội. Đó là tiếng chuông cảnh báo một xã hội đang bị tha hóa trước sự biến đổi không ngừng đan xen giữa cái Thiện và các Ác, giữa tình người và lòng tham, sự ích kỷ, thói ti tiện trong mối quan hệ giữa người với người .
Trong xã hội đương đại hiện tượng dối trá, phi đạo đức, thói ti tiện đối lập với sự tử tế - là một biểu hiện dễ gây mất tin tưởng giữa con người với nhau, phá vỡ những cấu trúc đạo đức trong xã hội khi mà mọi mối quan hệ đều được tính bằng tiền thì nền tảng xã hội đó gần như bị lũng đoạn bởi giá trị vật chất. Dường như có một điều nghịch lý đang xảy ra trong thời buổi kinh tế kinh tế thị trường đảo điên là người ta bất chấp tất cả thủ đoạn để mưu hại nhau nhằm kiếm cho được nhiều tiền, khi có tiền người ta lại dùng tiền để cứu chuộc lương tâm, mua lấy sự thanh thản trong tâm hồn bằng cách làm từ thiện, cúng chùa, cầu an, đốt tiền vàng mã ở chùa chiền hay Đình làng trong các ngày Rằm với tâm lý mong được làm người tử tế!!! Đâu đó trong cuộc sống xung quanh hay trên báo mạng bạn vẫn thấy rất nhiều sự vô cảm với đồng loại như mẫu chuyện: Nạn nhân bị cướp hai lần ở TP HCM, Bạo hành trẻ em ở Quảng Ngãi hay ở Cà Mau, cụ bà Osin bị ngược đãi ở HN, những Video clip quay cảnh nữ sinh đánh nhau đã thực sự gây Sock khiến dư luận bất bình và lên án gay gắt tính côn đồ và sự tàn nhẫn trong hành vi bạo lực. Lo ngại hơn cả là thái độ bàng quan, thờ ơ, và cổ vũ của các bạn trẻ khi chứng kiến một hành vi bạo lực tàn nhẫn trong học đường, hay đến những vụ cưỡng chế đất đai có dấu hiệu công lý bị chà đạp gây hậu quả tai hại về chính trị, niềm tin của người dân... là những ví dụ nhức nhối về lòng tử tế khiến chúng ta không khỏi đau xót về sự xuống cấp của sự băng hoại những giá trị đạo đức trong xã hội hiện nay .
Hãy tự làm đẹp bản thân không chỉ bằng học vấn hay bộ quần áo mình đang mặc, những gì mình đang có trong " Cuộc Đời phù du" mà bằng cả những lời nói chia sẻ chân thành và cả "Tình người" với nhau trong những cơn hoạn nạn hay bĩ cực của đồng loại bạn nhé. Sự ứng xử chuẩn mực của bạn trong mọi tình huống dù bằng ngôn ngữ hay phi ngôn ngữ cho đến những hành vi, hành động cụ thể đều thể hiện một nhân cách và đạo đức của một"Con người" theo đúng ý nghĩa của nó. Sự tử tế - Là giá trị tinh thần cao quý- suy cho cùng là "Sản phẩm phi vật thể" mang giá trị tinh thần cần được nuôi dưỡng và phát triển trong một xã hội văn minh.
Dấu hiệu tha hóa về đạo đức ngày càng nghiêm trọng có thể sẽ là một mối hiểm họa khôn lường đối với cả một dân tộc. Xin được kết thúc bài Entry bằng lời của đạo diễn Trần Văn Thủy, NSND: "Hãy hướng con trẻ và cả người lớn đầu tiên vào việc học làm người tử tế..."
Lặng im ngồi bó gối, điếu thuốc lại vờn mây khỏa lên trời những gam màu đen trắng trong cuộc Đời thế tục. Mơ về nơi xa... Cầu mong " Sự tử tế sẽ lên ngôi!"
Quảng Ngãi 14/3/2012
Nguyễn Hữu Quang
Suy cho cùng, tử tế chính là cách ứng xử văn hóa trong cuộc sống, là thể hiện một thái độ, hành vi, sự hiểu biết, kiến thức xã hội và tâm lý học của chủ thể trong mối quan hệ đa dạng của xã hội trong những hoàn cảnh cụ thể và mối quan hệ xã hội. Trong cuộc sống, Nẫu đã gặp nhiều cách ứng xử văn hóa có thể nói là thiếu sự hiểu biết, vô cảm, ích kỷ, tàn nhẫn và dễ gây Sock cho nhiều người, đáng buồn và càng không thể tin được những thái độ ứng xử văn hóa đó lại xuất phát từ một bộ phận tri thức trẻ. Dưới đây là một vài mẫu chuyện nhỏ về " Sự phi tử tế" biểu hiện ở thái độ," ngôn ngữ tiết chế" và hành động nhẫn tâm, vô cảm của một số người trong cuộc sống xung quanh chúng ta
Mẫu chuyện thứ nhất: "Quả báo!..."
Cách đây tròn một năm, trong vụ đại thảm họa sóng thần kinh hoàng tại Nhật Bản. Ngày 11/3/2011 một trận động đất kinh hoàng 9 độ richter xảy ra ở vùng bờ biển đông bắc Nhật bản và kéo theo sóng thần cao tới 10m ập vào đất liền kiến hơn 10.000 người mất tích. Nước Nhật tan hoang sau thảm họa kép nhưng cả thế giới nhìn về nước Nhật với cả sự khâm phục và kính nể. Mọi người cùng chia sẻ, cầu mong cho người dân Nhật Bản sống sót và sớm vượt qua khó khăn trong vụ đại thảm họa kinh hoàng.
Lần đó, ngồi uống cafee cùng chia sẻ thông tin với một cậu giáo viên trẻ ở trường phổ thông. Nẫu thực sự ngạc nhiên và choáng đến bất ngờ khi nghe cậu giáo viên phán một câu xanh rờn:
" - Quả báo, nước Nhật đã từng giết hại biết bao nhiêu người Việt Nam trong những năm 1945, họ bị như thế cũng rất đáng. Họ đáng bị trừng phạt như thế..." Cậu giáo viên thản nhiên lên giọng chỉ trích và phê phán. Thú thật Nẫu chả tin vào tai mình, chả tin một tri thức trẻ tại sao trước sự mất mát của đồng loại lại tỏ một thái độ vô cảm như thế. Nẫu cười nhàn nhạt
"- Tôi đồng ý với ý kiến của anh, chuyện đó đã là quá khứ. Chúng ta không quên qúa khứ và lịch sử đau thương của dân tộc nhưng bản chất người Việt Nam là bao dung và đôn hậu. Một hình ảnh nước Nhật sau năm 1945 đến nay đã khác và chúng ta phải cảm ơn người Nhật vì hầu như các dự án phát triển kinh tế không hoàn lại hay dự án ODA ở Việt Nam đều của người Nhật, trong các dự án nước ngoài tại Việt Nam, nước Nhật bao giờ cũng đứng đầu danh sách vì thế chúng ta mắc nợ người Nhật. Hơn nữa, khi đứng trước một sự mất mát của đồng loại dù họ không cùng chính kiến với mình cũng không nên bày tỏ một thái độ phi đạo đức như thế ..." Nẫu phản biện và nói cứ như một thuyết khách.
"- Uh, hóa ra là thế!". Nghe Nẫu nói xong cậu giáo viên hơi bối rối và thẹn thùng rồi lặng im. Đáng tiếc là mẫu chuyện trên có thật 100% đấy bạn ạ. Đáng tiếc người nói câu nói trên lại là một tầng lớp tri thức trẻ.
Vào thời điểm đó trên mạng Facebook cũng có một nữ sinh viên ĐH bày tỏ một quan điểm vô cảm của mình trong ngày nước Nhật tang thương sau cơn đại hồng thủy bằng một câu Status khiến người đọc phẫn nộ và tức giận. Chẳng biết cô sinh viên này nghĩ gì khi phát ngôn như thế: Do hiểu biết hạn hẹp, cực đoan hay đơn giản muốn" Chơi trội" bằng tuyên bố ngược Đời. Ngay lập tức cô nữ sinh bị hàng ngàn commen chỉ trích và lên án thậm tệ. Chủ nhân đành phải nói lời xin lỗi muộn màng và đóng cửa Blog.
Tử tế là thế bạn ạ, không đơn giản là cần nhiều tiền để làm từ thiện hay giúp đỡ một ai đó, chỉ là bày tỏ một thái độ tích cực hay cảm nghĩ của mình trong một vấn đề mang tính cá nhân hay một vấn đề xã hội, đó là thái độ đồng cảm, lòng trắc ẩn và tình yêu thương đồng loại. Được như thế bạn đã là một người tử tế dưới mắt mọi người.
Mẫu chuyện thứ hai: Bé gái 10 tuổi bị bạo hành ở Quảng Ngãi
Cách nơi Nẫu ở khoảng 10km, một vụ bạo hành trẻ em nghiêm trọng vừa xảy ra tại thôn Hiệp Phổ Trung, xã Hành Trung, huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi. Nạn nhân là bé gái Nguyễn Thục Phi (10 tuổi), con nuôi của vợ chồng ông Nguyễn Mùi và bà Đoàn Thị Hồng Yến cùng ngụ tại xã Hành Trung, huyện Nghĩa Hành.
"...Người dân nơi đây đến nay vẫn còn bức xúc, phẫn nộ trước hành vi đánh đứa con nuôi Nguyễn Thục Phi mới 10 tuổi của ông Nguyễn Mùi và bà Đoàn Thị Hồng Yến. Bé Phi đã phải nhập viện hai ngày nay trong tình trạng mặt mũi mình mẩy bầm dập, hoảng loạn cứ úp mặt vào tay khóc gọi mẹ và than đau. Chiều 10/2, bé bị bố mẹ nuôi đánh thừa chết thiếu sống vì tội lấy cắp 500.000 đồng, chỉ đến khi đại diện chính quyền đến yêu cầu đưa cháu đi cấp cứu thì ông Mùi, bà Yến mới cho vào viện.
Những người hàng xóm khẳng định đây không phải là lần đầu tiên hai vợ chồng nhà này đánh đập hành hạ cháu bé con nuôi. Ông Nguyễn Trụ ở thôn Phú Châu bức xúc kể, bé Phi chuyển về ở nhà ông Mùi - bà Yến đối diện nhà ông khoảng 3 năm qua. "Nhưng từ tháng 6/2010 đến nay không biết con bé tội tình gì mà bị hai ông bà này đánh đập hoài. Lúc thì dùng dây điện cỡ bằng sải tay lúc thì dùng que sắt để đánh cháu bé trông rất tàn nhẫn. Nhiều lần tui và bà con lối xóm chạy đến con thiệp, ông Mùi bà Yến bảo con nuôi của họ thì họ có quyền dạy và thách thức: Ai thấy xót thì giỏi nhận về nuôi đi", người hàng xóm kể. Những người hàng xóm nhiều lần nghe tiếng khóc thảm thiết của bé Phi. Sau mỗi lần đánh đập, ông Mùi cởi hết quần áo của cháu bé rồi xích ra phía chuồng gà phía sau nhà suốt cả đêm tới sáng. Những lúc cháu quỳ dưới đất lạy lục xin ông bà tha không đánh nữa nhưng mỗi lần lạy là bị ăn đòn". Nhà ông Mùi bán hàng bún. Nhiều người dân địa phương phản ánh, hàng ngày vợ chồng ông Mùi bắt bé Phi dậy sớm từ 4h sáng để lo rửa chén bát, quét dọn, nhóm lửa nấu nồi bún rồi bưng bê cho khách ăn sáng. Những hôm nào, bé Phi ngủ dậy muộn là bị bố mẹ nuôi đánh nhừ đòn.
Lần dã man nhất là vào lúc 19h chiều 10/2, sau khi bé Phi đi học về, vợ chồng ông Mùi tra hỏi số tiền cất trong tủ bỗng dưng biến mất. Bé Phi nói là định lấy 20.000 đồng để mua vở và xí muội nhưng nhầm phải tờ 500.000 đồng. Ngay lập tức, ông Mùi túm tóc bé đẩy vào vách tường rầm rầm. "Cả nhà tôi đang ngồi ăn cơm nhà sát vách ông Mùi nghe rõ mồn một tiếng chửi mắng, đánh đập rồi bỗng dưng nghe bức tường dập cái đùng. Bé Phi khóc thét rồi im bặt. Gia đình tôi chạy ra sân cùng mọi người trong xóm la lớn: 'Ông Mùi bà Yến giết bé Phi rồi bà con ơi!'. Ngay trong đêm 10/2, hàng xóm sợ bé Phi chết sau cú đòn "thừa sống, bán chết" nên điện báo chính quyền địa phương xã và cả cảnh sát 113. Bà Võ Thị Tâm ở đối diện nhà vợ chồng ông Mùi phẫn nộ: "Sự việc này đã đến mức báo động rồi, chúng tôi không thể chấp nhận mãi cảnh đánh đập con bé dã man, cay nghiệt của vợ chồng ông Mùi nên báo lên cơ quan chức năng can thiệp.
Lý giải nguyên nhân vì sao liên tục đánh đập bé Phi, bà Đoàn Thị Hồng Yến (mẹ nuôi bé Phi) thản nhiên giải thích: "Nó hư hỏng lấy trộm tiền hoài, lúc thì 5.000 đồng, 10.000 đồng, ngày 10/2 thì lấy đến 500.000 đồng nên vợ chồng chúng tôi chỉ dạy cho nó chừa thói trộm cắp ăn quà vặt".
Làm việc với Công an xã Hành Trung chiều nay, ông Mùi đã thừa nhận hành vi đánh bé Phi. Song vợ chồng ông hành hạ đứa con nuôi suốt năm qua nhưng chính quyền địa phương, các hội đoàn thể, tổ chức bảo vệ trẻ em đều chung câu trả lời "không hề hay biết".
Bé Phi đang là học sinh lớp 3B trường tiểu học Hành Đức, cô giáo Nguyễn Thị Kim Lan, giáo viên chủ nhiệm lớp 3B khẳng định: "Bé Phi là học sinh thông minh, nhanh nhẹn, kết thúc học kỳ I vừa qua đạt thành tích học tập tốt của lớp. Cá tính em rất hiếu động nhưng đạo đức tốt, không có gì phải phàn nàn. Em Phi chuyển về học ở trường này được một năm rưỡi, thứ 2 tuần vừa rồi em nghỉ học không có lý do, thứ ba em đi học với tâm trạng buồn. Tôi gặng hỏi mãi, em trả lời là bị mẹ đánh vì trộm tiền mua cuốn vở mới". Cô giáo nói rằng, khi ấy cô nhìn xuống đôi tay đứa học trò nhỏ thấy hằn lên vết lằn thấu da thịt mà rơi nước mắt. Chiều nay khi nghe thông tin việc bé Phi phải nằm viện vì bố mẹ nuôi đánh, cô giáo Lan bật khóc ngay giữa lớp học vì thương quá hoàn cảnh bất hạnh, nghiệt ngã của cô học trò ngoan hiền, học giỏi. ( http://vnexpress.net/)
Mẫu chuyện thứ ba: Vụ " Hôi của" quá vô cảm.
Mẫu chuyện thứ ba, Nẫu đọc từ báo TTO:
"15 giờ chiều 16-6, một người đàn ông đi xe máy đến đoạn vòng xoay ngã năm An Dương Vương (đoạn giao nhau của các đường An Dương Vương - Trần Phú - Sư Vạn Hạnh thuộc phường 8 và 9, quận 5, TP.HCM) thì bị hai tên cướp đi xe máy từ phía sau giật giỏ xách. Nhờ nhanh trí, người đàn ông này giữa chặt giỏ xách của mình nên hai tên cướp không giật được phải đành tẩu thoát. Nhưng vì sự giằng co quá mạnh nên giỏ xách của người đàn ông bị rách toạc và số tiền để trong giỏ bị bay ra đường. Lợi dụng tình cảnh lúng túng của người đàn ông, những người đi xe máy gần đó cùng một số người dân trong khu vực xảy ra vụ cướp đã ào ra giữa đường lượm mất số tiền bị rơi ra trước ánh mắt thẫn thờ và bất lực của người đàn ông bị nạn.
Chỉ trong vòng chưa tới hai phút người đàn ông "Bị cướp hai lần", số tiền của người đàn ông ấy đã bay vào túi của những người"hôi của" quá vô tâm và đi mất. Không biết những người lượm tiền có biết đó là tiền của người đàn ông đó hay không, hay là nghĩ đó là tiền... từ trên Trời rơi xuống?" (http://tuoitre.vn/)
Còn nhiều mẫu chuyện như thế đâu đó trong Đời thường, kể ra thì đau lòng và nhức nhối những người có lương tâm. Hàng ngày đọc báo hay lướt net hẳn bạn sẽ bị "Choáng" khi thấy tràn lan những vụ cướp, hiếp, những vụ án kinh hoàng, những tội phạm xã hội khủng khiếp không còn là hiện tượng riêng lẻ. Nguyên nhân và bài học nào được rút ra cho "Sự tử tế" trong xã hội đương đại luôn là câu hỏi gợi mở để suy ngẫm từ nhiều góc độ.
Sự vô cảm đã và đang trở thành căn bệnh trầm kha trong xã hội. Đó là tiếng chuông cảnh báo một xã hội đang bị tha hóa trước sự biến đổi không ngừng đan xen giữa cái Thiện và các Ác, giữa tình người và lòng tham, sự ích kỷ, thói ti tiện trong mối quan hệ giữa người với người .
Trong xã hội đương đại hiện tượng dối trá, phi đạo đức, thói ti tiện đối lập với sự tử tế - là một biểu hiện dễ gây mất tin tưởng giữa con người với nhau, phá vỡ những cấu trúc đạo đức trong xã hội khi mà mọi mối quan hệ đều được tính bằng tiền thì nền tảng xã hội đó gần như bị lũng đoạn bởi giá trị vật chất. Dường như có một điều nghịch lý đang xảy ra trong thời buổi kinh tế kinh tế thị trường đảo điên là người ta bất chấp tất cả thủ đoạn để mưu hại nhau nhằm kiếm cho được nhiều tiền, khi có tiền người ta lại dùng tiền để cứu chuộc lương tâm, mua lấy sự thanh thản trong tâm hồn bằng cách làm từ thiện, cúng chùa, cầu an, đốt tiền vàng mã ở chùa chiền hay Đình làng trong các ngày Rằm với tâm lý mong được làm người tử tế!!! Đâu đó trong cuộc sống xung quanh hay trên báo mạng bạn vẫn thấy rất nhiều sự vô cảm với đồng loại như mẫu chuyện: Nạn nhân bị cướp hai lần ở TP HCM, Bạo hành trẻ em ở Quảng Ngãi hay ở Cà Mau, cụ bà Osin bị ngược đãi ở HN, những Video clip quay cảnh nữ sinh đánh nhau đã thực sự gây Sock khiến dư luận bất bình và lên án gay gắt tính côn đồ và sự tàn nhẫn trong hành vi bạo lực. Lo ngại hơn cả là thái độ bàng quan, thờ ơ, và cổ vũ của các bạn trẻ khi chứng kiến một hành vi bạo lực tàn nhẫn trong học đường, hay đến những vụ cưỡng chế đất đai có dấu hiệu công lý bị chà đạp gây hậu quả tai hại về chính trị, niềm tin của người dân... là những ví dụ nhức nhối về lòng tử tế khiến chúng ta không khỏi đau xót về sự xuống cấp của sự băng hoại những giá trị đạo đức trong xã hội hiện nay .
Hãy tự làm đẹp bản thân không chỉ bằng học vấn hay bộ quần áo mình đang mặc, những gì mình đang có trong " Cuộc Đời phù du" mà bằng cả những lời nói chia sẻ chân thành và cả "Tình người" với nhau trong những cơn hoạn nạn hay bĩ cực của đồng loại bạn nhé. Sự ứng xử chuẩn mực của bạn trong mọi tình huống dù bằng ngôn ngữ hay phi ngôn ngữ cho đến những hành vi, hành động cụ thể đều thể hiện một nhân cách và đạo đức của một"Con người" theo đúng ý nghĩa của nó. Sự tử tế - Là giá trị tinh thần cao quý- suy cho cùng là "Sản phẩm phi vật thể" mang giá trị tinh thần cần được nuôi dưỡng và phát triển trong một xã hội văn minh.
Dấu hiệu tha hóa về đạo đức ngày càng nghiêm trọng có thể sẽ là một mối hiểm họa khôn lường đối với cả một dân tộc. Xin được kết thúc bài Entry bằng lời của đạo diễn Trần Văn Thủy, NSND: "Hãy hướng con trẻ và cả người lớn đầu tiên vào việc học làm người tử tế..."
Lặng im ngồi bó gối, điếu thuốc lại vờn mây khỏa lên trời những gam màu đen trắng trong cuộc Đời thế tục. Mơ về nơi xa... Cầu mong " Sự tử tế sẽ lên ngôi!"
Quảng Ngãi 14/3/2012
Nguyễn Hữu Quang
Thứ Năm, 1 tháng 3, 2012
Nói với Baby
Đà Nẵng: 24/2/2012
Thương "Cái Bĩm" mới 6 tháng tuổi phải theo mẹ vào bệnh viện... Thương con, cố lên con gái yêu!
Ngày nào, Mẹ Bĩm mới mang bầu. Bố vẫn thường đưa đón Mẹ con Bĩm mỗi khi đi dạy, ngày làm bốn cuốc xe ôm miễn phí. Giáo viên trường Mẹ ai cũng bảo Mẹ Bĩm sướng vì được quan tâm. Mẹ Bĩm cười :" ...Luôn mơ giấc mơ gia đình yêu thương !" Mẹ Bĩm khỏe, to và mập vì không ốm nghén... Cả nhà mừng vui, hạnh phúc tròn đầy.
Bố vẫn thường đùa vui " Mẹ Bĩm là con Lật Đật". Cu Tũn bảo:"- Không, Mẹ giống búp bê Liên Xô!". Cả nhà đều vui trong niềm hân hoan và háo hức chào đón một thành viên mới trong gia đình. Hai anh em cách nhau một giáp Canh Thìn và Nhâm Thìn. Baby gần 6 tháng tuổi, Bố đã nghĩ cách chọn một cái tên có ý nghĩa nhất để "Đặt tên cho Rồng Baby". Tên thân mật Bố vẫn thường gọi chung là Mẹ Cái Bĩm. Tũn càu nhàu trong hồn nhiên:"- Sao Bố lại đặt tên em là Bĩm". Bố chỉ cười. Mẹ Bĩm cười ánh mắt rạng ngời hạnh phúc. Bố bắt Mẹ phải thường xuyên nghe những bản nhạc giao hưởng mà bố yêu thích, Cu Tũn vẫn thường nựng em trong bụng Mẹ.
Hạnh phúc mĩm cười, cả nhà đều vui mặc dù cuộc sống tuy còn nhiều khó khăn, vất vả.
Thương em Bĩm, cu Tũn đã có kế hoạch chuẩn bị cả Quà cho em. Mùng 4 Tết Nhâm Thìn 2012 Tũn lấy tiền lì xì trốn bố mẹ đến hội chợ Xuân chơi trò ném vòng để cố tìm một con gấu Bông xinh xắn về cho Bĩm. Mẹ Bĩm dọn dẹp nhà cửa phát hiện con gấu bông được cất giấu bí mật. Tũn buộc phải thú nhận tất cả "Kế hoạch" của mình. Cũng chỉ vì muốn tự tay kiếm "Quà" cho em. Bố biết chắc chắn số tiền cu Tũn ném vòng còn hơn cả số tiền giá trị thực của con gấu bông nhiều lần. Bố giận nhưng chỉ cười mà không nỡ la mắng vì biết " Động cơ trong sáng" của Tũn. Mẹ Bĩm vui:"- Anh Hai thương em." rồi trân trọng cầm con gấu bông đặt trên góc học tập của Tũn.
Nhưng,..." Bão"... đến bất ngờ và rất nhanh, phá vỡ cả "Cấu trúc bình yên" vốn mong manh của gia đình bé nhỏ. Cuộc sống gia đình bị đảo lộn trong sự lo âu và bất trắc...
Mẹ Bĩm nhập viện Quảng Ngãi vào buổi sáng chủ nhật 19/02 vì bị "Tiền sản giật" và " Thừa đạm" gây phù nề. Bệnh nặng... Buổi sáng nhập viện Quảng Ngãi, đến Tối vì bệnh nặng cho chuyển viện đi bệnh viện Thai sản-Nhi Đà Nẵng.
Sắp xếp việc gia đình và việc trường, Bố đưa mẹ con Bĩm cấp tốc đi bệnh viện Phụ sản-Nhi TP Đà Nẵng ngay trong đêm. Mọi người đều lo lắng. Tũn bật khóc khi thấy mẹ và Bĩm phải đi trong tình trạng như thế. Khi xe vừa chuyển bánh, qua cửa kính bố vẫn thấy khuôn mặt nhạt nhòa đầy nước mắt và đôi mắt trĩu nặng của bà Nội vẫn nhìn theo. Chiếc xe cấp cứu lao đi trong đêm mưa trong cả sự lo âu của Bà nội, Bác, cô chú và người thân. Chỉ chậm một chút nữa thôi Mẹ Bĩm sẽ bị hôn mê và Bố biết điều khủng khiếp gì sẽ xảy ra. Mẹ Bĩm được thở Ôxy, truyền nước, chích thuốc... Nằm trong phòng cấp cứu nhiều ngày trong bệnh viện. Bố làm Osin trong mệt mỏi và lo lắng. " Bĩm đạp mạnh anh ạ!" - Mẹ Bĩm nắm tay Bố như trấn an.
Đà nẵng, đêm. Bố ngồi lặng im đốt thuốc bên ô cửa sổ căntin bệnh viện. Thỉnh thoảng, điếu thuốc lại đưa lên như để giữ cho đốm lửa khỏi tàn. Bố biết, giờ này ở nhà, Bà Nội đang cầu Trời, khấn Phật phù hộ cho mẹ con Bĩm bình an... Người thân, bạn bè và phụ huynh của Bố Mẹ Bĩm điện thoại chia sẻ... thấy ấm áp trong lòng.
Vạ vật trong hành lang bệnh viện vì mất ngủ, nhàn rỗi đọc báo chẳng bỏ sót mẫu tin nào nhưng chẳng nghĩ được gì cả, bố thực sự lo lắng. Mẹ Bĩm cũng đã qua cơn nguy kịch dù vẫn nằm phòng cấp cứu và tiếp tục điều trị lâu dài.
Nhè nhẹ trở về phòng, mẹ cái Bĩm đã chìm trong giấc ngủ mệt nhọc sau những ngày vật lộn với bệnh " Tiền sản giật" trong bệnh viện... Hình như có nụ cười từ giấc mơ nào đó vừa đi lạc qua trong giấc ngủ. Mẹ Bĩm khẽ nhoẻn cười, một nụ cười đầy hy vọng...
Một ca Phẫu thuật bắt buộc và không có nhiều sự lựa chọn...
Cầu mong Trời Phật, Ông bà phù hộ độ trì.
Mong "Bão" sẽ qua trong bình an. Cố lên con gái yêu!... Cố lên "Cái Bĩm"...
................
24/2/2012
QHN
Thương "Cái Bĩm" mới 6 tháng tuổi phải theo mẹ vào bệnh viện... Thương con, cố lên con gái yêu!
Ngày nào, Mẹ Bĩm mới mang bầu. Bố vẫn thường đưa đón Mẹ con Bĩm mỗi khi đi dạy, ngày làm bốn cuốc xe ôm miễn phí. Giáo viên trường Mẹ ai cũng bảo Mẹ Bĩm sướng vì được quan tâm. Mẹ Bĩm cười :" ...Luôn mơ giấc mơ gia đình yêu thương !" Mẹ Bĩm khỏe, to và mập vì không ốm nghén... Cả nhà mừng vui, hạnh phúc tròn đầy.
Bố vẫn thường đùa vui " Mẹ Bĩm là con Lật Đật". Cu Tũn bảo:"- Không, Mẹ giống búp bê Liên Xô!". Cả nhà đều vui trong niềm hân hoan và háo hức chào đón một thành viên mới trong gia đình. Hai anh em cách nhau một giáp Canh Thìn và Nhâm Thìn. Baby gần 6 tháng tuổi, Bố đã nghĩ cách chọn một cái tên có ý nghĩa nhất để "Đặt tên cho Rồng Baby". Tên thân mật Bố vẫn thường gọi chung là Mẹ Cái Bĩm. Tũn càu nhàu trong hồn nhiên:"- Sao Bố lại đặt tên em là Bĩm". Bố chỉ cười. Mẹ Bĩm cười ánh mắt rạng ngời hạnh phúc. Bố bắt Mẹ phải thường xuyên nghe những bản nhạc giao hưởng mà bố yêu thích, Cu Tũn vẫn thường nựng em trong bụng Mẹ.
Hạnh phúc mĩm cười, cả nhà đều vui mặc dù cuộc sống tuy còn nhiều khó khăn, vất vả.
Thương em Bĩm, cu Tũn đã có kế hoạch chuẩn bị cả Quà cho em. Mùng 4 Tết Nhâm Thìn 2012 Tũn lấy tiền lì xì trốn bố mẹ đến hội chợ Xuân chơi trò ném vòng để cố tìm một con gấu Bông xinh xắn về cho Bĩm. Mẹ Bĩm dọn dẹp nhà cửa phát hiện con gấu bông được cất giấu bí mật. Tũn buộc phải thú nhận tất cả "Kế hoạch" của mình. Cũng chỉ vì muốn tự tay kiếm "Quà" cho em. Bố biết chắc chắn số tiền cu Tũn ném vòng còn hơn cả số tiền giá trị thực của con gấu bông nhiều lần. Bố giận nhưng chỉ cười mà không nỡ la mắng vì biết " Động cơ trong sáng" của Tũn. Mẹ Bĩm vui:"- Anh Hai thương em." rồi trân trọng cầm con gấu bông đặt trên góc học tập của Tũn.
Nhưng,..." Bão"... đến bất ngờ và rất nhanh, phá vỡ cả "Cấu trúc bình yên" vốn mong manh của gia đình bé nhỏ. Cuộc sống gia đình bị đảo lộn trong sự lo âu và bất trắc...
Mẹ Bĩm nhập viện Quảng Ngãi vào buổi sáng chủ nhật 19/02 vì bị "Tiền sản giật" và " Thừa đạm" gây phù nề. Bệnh nặng... Buổi sáng nhập viện Quảng Ngãi, đến Tối vì bệnh nặng cho chuyển viện đi bệnh viện Thai sản-Nhi Đà Nẵng.
Sắp xếp việc gia đình và việc trường, Bố đưa mẹ con Bĩm cấp tốc đi bệnh viện Phụ sản-Nhi TP Đà Nẵng ngay trong đêm. Mọi người đều lo lắng. Tũn bật khóc khi thấy mẹ và Bĩm phải đi trong tình trạng như thế. Khi xe vừa chuyển bánh, qua cửa kính bố vẫn thấy khuôn mặt nhạt nhòa đầy nước mắt và đôi mắt trĩu nặng của bà Nội vẫn nhìn theo. Chiếc xe cấp cứu lao đi trong đêm mưa trong cả sự lo âu của Bà nội, Bác, cô chú và người thân. Chỉ chậm một chút nữa thôi Mẹ Bĩm sẽ bị hôn mê và Bố biết điều khủng khiếp gì sẽ xảy ra. Mẹ Bĩm được thở Ôxy, truyền nước, chích thuốc... Nằm trong phòng cấp cứu nhiều ngày trong bệnh viện. Bố làm Osin trong mệt mỏi và lo lắng. " Bĩm đạp mạnh anh ạ!" - Mẹ Bĩm nắm tay Bố như trấn an.
Đà nẵng, đêm. Bố ngồi lặng im đốt thuốc bên ô cửa sổ căntin bệnh viện. Thỉnh thoảng, điếu thuốc lại đưa lên như để giữ cho đốm lửa khỏi tàn. Bố biết, giờ này ở nhà, Bà Nội đang cầu Trời, khấn Phật phù hộ cho mẹ con Bĩm bình an... Người thân, bạn bè và phụ huynh của Bố Mẹ Bĩm điện thoại chia sẻ... thấy ấm áp trong lòng.
Vạ vật trong hành lang bệnh viện vì mất ngủ, nhàn rỗi đọc báo chẳng bỏ sót mẫu tin nào nhưng chẳng nghĩ được gì cả, bố thực sự lo lắng. Mẹ Bĩm cũng đã qua cơn nguy kịch dù vẫn nằm phòng cấp cứu và tiếp tục điều trị lâu dài.
Nhè nhẹ trở về phòng, mẹ cái Bĩm đã chìm trong giấc ngủ mệt nhọc sau những ngày vật lộn với bệnh " Tiền sản giật" trong bệnh viện... Hình như có nụ cười từ giấc mơ nào đó vừa đi lạc qua trong giấc ngủ. Mẹ Bĩm khẽ nhoẻn cười, một nụ cười đầy hy vọng...
Một ca Phẫu thuật bắt buộc và không có nhiều sự lựa chọn...
Cầu mong Trời Phật, Ông bà phù hộ độ trì.
Mong "Bão" sẽ qua trong bình an. Cố lên con gái yêu!... Cố lên "Cái Bĩm"...
................
24/2/2012
QHN
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)